K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hoạt động 1: Cho học sinh đọc kỹ đề bài, tìm hiểu đề: Khi đọc đề bài, cần phải xác định rõ đối tượng được yêu cầu trong đề. Nếu đề bài yêu cầu viết về một người bạn thân quen nhất hãy nghĩ kỹ xem những người nào là những người bạn thân quen nhất.

Nhất định đó phải là người bạn thường gặp và rất hiểu về họ, tốt nhất là nên viết về người ở xung quanh bạn. Hãy nghĩ xem ấn tượng sâu sắc nhất mà người đó đã để lại cho bạn là gì. Hãy thử nhớ lại những kỷ niệm mà bạn đã có với người đó và thử dùng vài “từ ngữ then chốt” để khái quát về họ.

Sau đó, kết nối những từ then chốt lại với nhau; xem thử như: kỷ niệm nào là cần viết chi tiết, kỷ niệm nào cần viết sơ lược; xác định mạch tư duy của bài văn.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ đồ tư duy theo mạch tư duy. Ví dụ: Nếu chọn viết về lớp trưởng của bạn, bạn phải miêu tả vài đặc điểm của bạn lớp trưởng đó như: Xinh đẹp, nghiêm khắc, nhiệt tình… lập sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý.

Hoạt động 3: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy. Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em, vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.

Hoạt động 4: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức cần đạt của một bài văn. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.

Hoạt động 5: Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh lần lượt trình bày các phần, từ mở bài đến kết luận, nêu tình cảm của mình.

Hoạt động 6: Dựa trên bản đồ tư duy, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Với quy trình này giáo viên đã vận dụng trong quá trình dạy văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5 và sẽ được minh chứng cụ thể thông qua các bài văn của các em.

Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên kết và các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng.

Sau khi học sinh thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Trong quá trình giảng dạy, chất lượng của một bài văn được chúng tôi đánh giá với nhiều tiêu chí khác nhau. Và để có thể đưa ra được cơ sở đánh giá rõ ràng về các sản phẩm viết văn của các em tôi cũng đã chia thành 8 dạng thức khác nhau để thuận lợi cho việc khuyến khích và phát huy hết được năng lực, sự sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy môn Văn và hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy để học.

Sơ đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy… kích thích được trí tò mò óc sáng tạo của học sinh.

Bước đầu cho phép kết luận: Việc thiết kế bài giảng môn Tập làm văn bằng phương pháp dạy học sơ đồ tư duy sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.

Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: vấn đáp gợi mở, thuyết trình… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện nay dạy học bằng sơ đồ tư duy ở bậc tiểu học chưa nhiều, nhưng nếu giáo viên đầu tư tìm tòi sáng tạo sẽ giúp các em nâng cao chất lượng học tập, có phương pháp ghi nhớ tốt, thuận lợi cho việc sau này lên học bậc THCS và THPT.

Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu. Vì vậy ngoài giờ Tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích lũy vốn từ, trau dồi cách sử dụng nó thông qua tất cả các giờ học.

Ngoài ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng rất bổ ích cho việc học văn của các em.

2 tháng 3 2019

giúp mik vẽ sơ đồ nha!

15 tháng 11 2018

4)

Truyền thuyết Cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên Sọ dừa Ếch ngồi đáy giếng Treo biển
Bánh chưng, bánh giầy Thạch Sanh Thầy bói xem voi Lợn cưới, áo mới
Thánh Gióng Em bé thông minh Đeo nhạc cho mèo
Sơn Tinh Thủy Tinh Cây bút thần Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sự tích Hồ Gươm Ông lão đánh cá và con cá vàng
22 tháng 11 2016

kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.

 

10 tháng 2 2022

Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây quấn quít, ràng buộc rất phức tạp. Câu thư đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khéo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến.

Về hình thức, câu thư thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây quấn quít”’ được nối với nhau bằng liên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng? liên hệ giữa “Vận nước” và “dây mây quấn quýt”; và ngược lại là hình ảnh dây mây quấn quít cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thư trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí người đọc.

Nếu như câu thư mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thư tiếp theo Nam thiên lý thái bình (Trời Nam sửa sang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối.

Riêng chữ lý có nghĩa là liệu lý, điều hành, sửa sang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam sửa sang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây quấn quít, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên.

Rõ ràng lời thư còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, sửa sang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác:

Vận nước như mây quấn,
Trời Nam giữ thái bình. . .

Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thư Vô vi cư điện các (ở cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ “vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên.

Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên. con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị” đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị.

Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại biện hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ. “Vi chính dĩ đức thí như bắc thần cơ kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuân về).

Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. Về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại.

Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ai, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.

nhớ k mk nha nếu sai thì mong bn thông cảm

10 tháng 2 2022

BẠN NGHĨ MÌNH RẢNH Ư !