K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây quấn quít, ràng buộc rất phức tạp. Câu thư đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khéo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến.

Về hình thức, câu thư thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây quấn quít”’ được nối với nhau bằng liên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng? liên hệ giữa “Vận nước” và “dây mây quấn quýt”; và ngược lại là hình ảnh dây mây quấn quít cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thư trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí người đọc.

Nếu như câu thư mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thư tiếp theo Nam thiên lý thái bình (Trời Nam sửa sang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối.

Riêng chữ lý có nghĩa là liệu lý, điều hành, sửa sang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam sửa sang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây quấn quít, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên.

Rõ ràng lời thư còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, sửa sang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác:

Vận nước như mây quấn,
Trời Nam giữ thái bình. . .

Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thư Vô vi cư điện các (ở cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ “vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên.

Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên. con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị” đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị.

Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại biện hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ. “Vi chính dĩ đức thí như bắc thần cơ kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuân về).

Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. Về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại.

Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ai, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.

nhớ k mk nha nếu sai thì mong bn thông cảm

10 tháng 2 2022

BẠN NGHĨ MÌNH RẢNH Ư !

Refer

Thấm thoát thế mà tháng chạp lại về. Năm nọ cứ gối tiếp qua năm kia, ngày tháng trôi đi nhanh quá. Một cái Tết nữa lại đến…Từ khi hết Noel, qua Tết dương lịch, không khí Tết đã len lỏi đâu đây. Các công sở đã râm ran chuyện thưởng Tết, phố phường Hà Nội trang hoàng hơn. Xa hơn nữa, khu vực ngoại thành, các làng hoa, cây cảnh chờ đợi mùa Tết đến để mang sản phẩm đem bán.

Còn ở các vùng quê phải chờ đến tận ngoài rằm tháng chạp… nhưng thực sự chỉ bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, khi ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Có lẽ đông đúc vào ngày 28 đến 30 Tết âm lịch. Giáp Tết, người nông dân vẫn ra đồng, vẫn chăm nom bờ bãi, bón cây, tỉa củ, mang những sản phẩm mình làm đem ra chợ bán, kiếm một chút lấy tiền tiêu Tết.

Không khí Tết ở chợ quê khác hẳn chợ thành phố. Giữa muôn trùng hàng hóa của thời đại công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, đồ hộp, những sản phẩm của người nông dân làm ra không thể thiếu, góp phần làm nên sự độc đáo của chợ quê. Những đôi quang gánh, nhiều khi chỉ là vài củ su hào, mấy mớ mùi thơm hay những nải chuối xanh, quả cau, quả bưởi… đều được người nông dân mang ra chợ.

Chợ ngày tết đông đúc, nhiều người qua lại, ướt lép nhép, nhưng vẫn tấp nập đông vui. Một thành phần không thể thiếu ở chợ quê ngày Tết đó là rất nhiều em bé được mẹ cho theo đi chợ. Đối với trẻ em ở các miền quê, đi chợ Tết là được ăn quà thỏa thích. Đi chợ để mua những cái bánh tẻ, bánh rán, cái kẹo bông… hay những quả bóng bay thổi để đỏ chót mồm hay để mua những bộ quần áo mới bằng những đồng tiền tiết kiệm được dành dụm cả năm…

Như thế là đã quá đủ đối với các em… Nhiều em nhỏ được mẹ cho đi chợ, được đặt ngồi một bên thúng để mẹ gánh cho cân, bên kia là một ít sản phẩm mang đi bán hay những em bé được ông bà cho đi chợ. Có khi cả 3, 4 đứa ngồi trên một cái xe đạp, trên tay cầm những quả bóng mà mặt mũi thì hớn hở vô cùng…

Chợ Tết quê cũng không thể thiếu hoa tươi, cây cảnh, hoa hồng, hoa cúc, rồi thược dược, đào, quất và cả mai vàng… Cũng những hạt hướng dương, kẹo lạc, hoa quả… nhưng có một cái gì đó đặc chất quê. Những con đường đất, những gian chợ nhỏ, người nông dân ra chợ vẫn chấn lấm tay bùn. Sản phẩm bán ra lại rẻ nếu so với đi chợ ngoài thành phố.

Người thành phố vẫn bảo nhau, bây giờ đi chợ đắt đỏ, đi chợ cứ như mất cắp, nhất là Tết đến, cái gì cũng phải mua sắm tốn kém. Ở quê, người nông dân tự tay mang sản phẩm của mình làm ra đi bán, có khi chỉ rẻ một nửa mà vừa tươi, vừa ngon. Chẳng hạn rau cũng cắt từ ruộng, hoa cũng tự tay trồng... Làm cho người ta có một cảm giác rất yên tâm và thoải mái.

Lâu lắm mới được đi chợ Tết. Nhìn hình ảnh các em nhỏ, lòng chợt lại nhớ cái thuở xưa, như lại thấy hình ảnh của mình ngày thơ bé. Ngày ấy áo quần còn thiếu thốn, trời thì rét mà ăn mặc phong phanh, thế mà cả 4, 5 anh em dắt díu nhau đi chợ Tết. Đi chợ chỉ để được ăn quà cho thoải mái, rồi mua quả bóng bay, thổi to lên và treo đầy nhà. Còn các bà các mẹ, cắt gánh rau khoai lang đi bán, nải chuối xanh trong vườn quả cong quả thẳng, ghép đôi lại hai nải mới thành nải chuối thờ tổ tiên ngày Tết.

Ai có gì cũng mang ra chợ bán để lấy tiền sắm Tết. Trời rét, mưa phùn, chợ quê se sắt, các bà các mẹ quàng áo tấm ám mưa, gánh gồng ra chợ… đổi lấy khi thì bó lá rong, khi thì gói hương trầm hay chỉ đôi ba lạng chè, gói thuốc… Cứ sắm Tết dần đến chiều 30 thì trong nhà cũng đã có đủ nồi bánh chưng, cân giò lụa… hay trên bàn thờ cũng đủ hương nến thờ cũng tổ tiên.

Bao nhiêu năm đã qua đi, hình ảnh những cái Tết quê không thể phai mờ trong tâm trí. Tuổi thơ gắn bó với gia đình, với bà, với mẹ… Giờ đây, khi đã lớn khôn nhưng mỗi khi tết, xuân về, cái cảm giác nao nao vẫn quay trở lại. Mong ước được trở về với tuổi thơ, lại được đi chợ Tết, mặc dù ngày ấy còn thiếu thốn biết bao…

27 tháng 1 2022

tham khảo 

Hương hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian khiến người ta như bị mê hoặc. Và từ lúc nào, bước chân đã tự đưa tôi đến với phiên chợ hoa nơi làng quê thân thuộc. Phiên chợ hoa, lại vào những ngày giáp tết xuân về, càng làm lòng người xốn xang và chờ mong đến lạ kì.

Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp hằng năm, khi nhà nhà đang rộn ràng sắm sửa mọi thứ cho mình, cho căn nhà như là một sự chào đón nồng nhiệt nhất mời ông thần tài và hạnh phúc gõ cửa. Buổi chợ hoa, ngay từ những buổi đầu tiên đã luôn rất đông đúc và tấp nập người qua kẻ lại. Từ đầu cổng chợ có thể thấy rất nhiều những chiếc xe đang xếp hàng thẳng đứng trò chuyện với hàng liễu bên bờ sống. Những tia nắng mùa xuân đã chịu xuất hiện sau những ngày đông dài trốn tìm, đang vui tươi nhảy nhót trên vai những bà, những mẹ đang rộn ràng đi chợ, trên cành lá và vắt vẻo trên vòm cây xanh. Những cơn gió thì nhẹ nhàng vuốt má những em nhỏ theo chân mẹ, để đưa làn hương hoa lan tỏa khắp không gian, còn vương trên vạn vật.

Bước vào đến trung tâm chợ hoa là cả một rừng hoa tuyệt đẹp đang thi nhau khoe sắc. Nào là hoa li, hoa lay ơn, hoa cúc đại đóa; rồi những bông hoa hồng, … Ở phía bên này, những bông hoa li hồng pha đang chúm chím cuộn mình trong những chiếc lưới nhỏ xinh. Có lẽ nó cũng đã rất nóng lòng nhìn ngắm cuộc đời nhưng vẫn phải cố gắng đợi, đợi vào một ngày tết đẹp trời để khoe sắc. Một số bông không đợi được, từ tư hé mở. Những cánh hoa giương ra hứng lấy ánh mặt trời trong lành. Phía bên kia, những bông hoa lay ơn vươn cao, cánh hoa màu đỏ thắm tự tin khoe sắc trên nền tươi xanh của lá. Bên cạnh đó, những bông hoa hồng, hoa cúc đại đóa cũng không chịu kém cạnh với đầy đủ những sắc màu: hồng đỏ, hồng xanh, hồng vàng và cúc trắng, cúc vàng trăm cánh. Là sức sống của mùa xuân làm nên sắc tươi của hoa hay chính sự tươi thắm của những cánh hoa đã vẽ lên bầu trời mùa xuân, gọi én về? Và còn ở góc kia, những bông hoa đào phai, đào rừng đầy hoang dã, những cánh hoa quất trắng sáng cùng sắc cam của quất cũng thu hút rất nhiều người đến xem. Những bông hoa mỗi loài mỗi sắc, cùng phô sắc để có thể tìm ra được người xứng đáng nhất cho chiếc vương miện loài hoa của mùa xuân.

Và ở đó, còn có những bông hoa khác, cũng rực rỡ và tràn đầy sức sống. Những bông hoa nở trên mặt mỗi người, từ trên môi, bắt đầu bởi mỗi nụ cười. Những người bán nở những nụ cười rất tươi mời chào khách, họ chào nhau, hỏi thăm nhau. Những người đi xem hoa thì nhộn nhịp, háo hức như đi chẩy hội. Họ xem hoa, họ ngắm hoa, họ gửi lời hỏi thăm mỗi khi gặp những người quen trên đường. Thỉnh thoảng vang lên những lời đôi co trả giá, rồi vẫn kết thúc trong sự hài lòng của người mua và niềm nở của người bán. Họ trao đi lộc và để nhận lại một chút may mắn và hương sắc cho gia đình. Vì thế, người đến thì háo hức, mong chờ, người về thì vui vẻ, thoải mái. Không khí xuân mới trong lành và thoải mái làm sao. Những hạt mưa phùn lất phất nhẹ nhàng hôn lên những cánh hoa e lệ làm nên chuyện tình mùa xuân muôn thuở.

 

Thấy hoa nở chính là khi xuân về. Những bông hoa không chỉ là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn là linh hồn của tạo vật, là sự bình an và ấm no trong cuộc sống và lòng người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn và cảm nhận điều đó chứ?

5 tháng 10 2020

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc

5 tháng 10 2020

"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^

~STYDY GOOD~

29 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn!

Sau khi đọc xong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, tôi không nghĩ đến bà vợ mà nghĩ đến ông lão đánh cá nhiều hơn. Ông lão đánh cá là người tốt bụng, thật thà và chiều chuộng vợ mình. Nhưng ông cũng là người nhu nhược. Trước lòng tham của vợ, ông chỉ biết nghe theo và nhờ đến sự giúp đỡ của cá vàng. Nếu bà vợ coi ông lão và cá vàng là nơi để thỏa mãn lòng tham thì ông lão lại coi cá vàng là chiếc “phao cứu sinh”, ỷ lại hết lần này đến lần khác. Bà vợ đáng trách thật đấy, nhưng ông lão cũng cần phải có chính kiến và không ỷ lại vào cá vàng.

Cụm danh từ: Ông lão đánh cá.

17 tháng 3 2023

Thạch Sanh là truyện cổ tích nha em, kh phải truyền thuyết

17 tháng 3 2023

ko đc

truyện truyền thuyết là các truyện

-sơn tinh thủy tinh

-thánh gióng

-con rồng cháu tiên

-bánh chưng bánh giầy

13 tháng 12 2017

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chân vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Giờ gia chơi đã giúp các bạn đỡ căng thẳng hơn .

5 tháng 5 2021

Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

5 tháng 5 2021

Tác giả đã sử dụng một loạt các tính từ rất chính xác và tinh tế để miêu tả tính cách và hành động của nhân vật. Rõ ràng nếu thay thế những từ ngữ ấy bằng một từ khác đồng nghĩa như:  Ngắn hủn hoẳn  thay bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn,...hay Đi đứng oai vệ : đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm. Những lời thay thế không thể diễn tả được ý nghĩa sâu sắc như những từ tác giả đã dùng. Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, đồng thời làm nổi bật được tính cách con người.