Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé !
Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất.
Tham khảo:
Tết! Tết đến thật rồi.Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Khi Tết đến em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại châm chồi, nảy lộc. Tết đến, người ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành đào đẹp, mổ lợn, giã giò, gói bánh chưng, trang hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng cũng đều mong chờ ngày Tết đến, một cái Tết thật trọn vẹn. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.
Em tham khảo:
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đen nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các loại mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
Người Việt cho rằng, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững.
Người ta tin rằng, vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ để chứng kiến lòng thành của con cháu, và từ đó sẽ phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và sống hạnh phúc trong tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên đán.
Khi thắp nén hương, bày mâm cỗ cúng dâng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt mới thấy thỏa mãn và yên lòng trong cuộc sống tiếp theo khi bước vào năm mới.
Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông.
Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nói những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc. Chẳng hạn, Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngoái”… Có phần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên, Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết cũng thôi”.
Đó là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ mà người Việt muốn đạt tới và thường đạt tới. Cho nên, những ngày trong dịp Tết Nguyên đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ.
Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.
Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.
Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Những bông hoa được chọn làm giống phải là hoa lớn, cánh mịn đều mượt, màu vàng cam. Thông thường hoa được chọn phơi khô rồi treo trên gác bếp hoặc bọc gói cẩn thận đến rằm tháng mười âm lịch đem ươm.
Cây con phát triển bình thường, sau 20 ngày có thể trồng thành hàng dọc theo sân nhà, ra cửa đến đầu ngõ. Khoảng 70 ngày kể từ khi gieo giống, vạn thọ bắt đầu cho hoa và rộ dần đúng vào dịp Tết.
Hoa vạn thọ nở vàng rực những ngày Tết ... (Ảnh minh họa từ Interrnet)
Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Tôi còn nhớ, những năm tám mươi của thế kỷ trước, Tết về, dọc các làng quê, đâu đâu cũng một màu vạn thọ.
Mặc dù có năm, tiết trời căm căm, mưa phùn hun hút, các búp hoa vẫn miên man hết mình, vươn sắc từ những ngày cuối năm đến cuối giêng hai.
Ngày đó chưa có hoa lay ơn, hồng nhung, cúc đại đóa, mai xuân, quất hay những cành đào từ nơi xa gửi về. Vạn thọ được coi là loài hoa chúa xuân. Khoảng chiều 29 – 30, cả làng rộn rịp. Thường nhà nào cũng có song có nhà hoa nở chưa đều, chiều 30 chạy sang hàng xóm xin vội vài cành cho bình hoa nhà mình đủ đầy.
Chiều cuối năm, tôi thường chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi thiệp chúc xuân tự làm, dưới gốc rải một lớp xác pháo. Vậy mà ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.
Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân, hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vạn biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số. Thọ thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến…
“
Vì thế, Tết người ta có thể không sắm cho nhà mình đủ đầy bánh mứt, rượu thịt nhưng không thể thiếu hoa vạn thọ.
Trên bàn thờ gia tiên, trang ông táo lúc nào cũng có một bình hoa tươi nở vàng. Rồi người ta mừng tuổi, chúc thọ cho các bậc cao niên cũng thường lấy hình ảnh hoa vạn thọ để cầu mong trăm điều tốt đẹp.
Hai chữ vạn thọ đủ nói lên được bao điều về giá trị tinh thần, tâm linh và truyền thống đạo đức, lòng biết ơn của thế hệ cha ông.
Tết cổ truyền của người Việt Nam đã hội tụ đủ đầy những yếu tố tinh thần từ xưa. Mỗi năm, Tết lại về. Dù còn rong ruổi khắp nơi, chiều cuối năm tôi cũng tranh thủ ghé chợ hoa. Đi trong trăm ngàn loài hoa với đủ sắc màu nhưng dường như kí ức của tôi đã lọt thỏm về một vùng quê hun hút năm nào.
Bây giờ, hoa nhiều quá, đẹp quá nhưng toàn các loài hoa lạ. Khách hàng chen lấn, nhoài người vào những hàng hoa trâm anh hồng tía. Không ai đoái hoài từng khóm vạn thọ đứng khiêm nhường, im lặng trước ngàn bóng người qua.
Rời chợ hoa với bình lay ơn trên tay, tự dưng lòng tôi trào dâng một nỗi buồn xa vắng. Trong tôi bất chợt hiện lên hình ảnh từng luống vạn thọ vàng rực khắp xóm năm nào, dù biết đó chỉ còn trong dĩ vãng. Và câu ca dao cô giáo dạy năm nào vẫn còn nguyên vẹn: Ai ơi dẫu có đi xa/ nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười.
Tôi vừa đi vừa hát như để tự an ủi mình.
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
"Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười".
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
"Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian".
Anna thân mến!
Mình đã nhận được thư của Anna từ tuần trước. Nhưng vì ở Việt Nam, chúng mình đang bận thi hết học kì nên chưa thể hồi âm cho Anna ngay được. Bạn thân mến! Bạn biết không! Khi đọc hết lá thư đến từ nước Anh xa xôi và yêu quý, mình đã rất mừng. Mình vui vì cuối cùng bạn cũng đã quyết định đến đây và lại còn chọn mình làm người tiền trạm nữa. Giới thiệu về đất nước mình ư? Xin thưa cùng bạn, đó quả thực là một yêu cầu thật khó. Bởi bạn biết không, trên đất nước yêu dấu của mình có biết bao điều đáng tự hào và cần giới thiệu. Nhưng dù sao mình cũng rất hiểu, những chỉ dẫn của mình sẽ giúp nhiều cho chuyến du hành của Anna.Anna biết không, mình rất tự hào vì nước mình đã có lịch sử hơn bốn ngàn năm xây dựng và phát triển. Trải dài theo chiều lịch sử thì các yếu tố như văn hóa, phong tục, địa lí… cũng theo đó mà lần lượt hình thành. Khác với nước Anh, Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới. Ở đây thời tiết nóng ẩm hơn. Vì thế nếu bạn đến nước mình mà không phải vào mấy tháng cuối của năm thì hầu hết ban ngày có nắng. Nắng ở nước mình nhiều khi khiến bạn bị sạm da chứ không phải nắng nhạt như ở xứ sở sương mù.Thời tiết ấm nóng lại kèm theo độ ẩm nhiều khiến cho cây cối luôn luôn xanh tốt. Thiên nhiên ưu đãi còn ban cho nước mình rất nhiều cảnh đẹp. Hẳn khi đọc cuốn sách mà mình gửi sang tháng trước, bạn đã biết đến vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, của Động Phong Nha, của Đà Lạt hay của Sa Pa bốn mùa lành lạnh trong sương giăng mây phủ. Thế nhưng dù sao đó cũng chì là những điều ban biết qua sách vở. Mình tin rằng, khi bạn tận mắt chứng kiến những cảnh đẹp này thì bạn sẽ còn trầm trồ và thán phục nhiều hơn.Đến nước mình, du khách còn vô cùng thích thú khi được tham dự những chương trình lễ hội. Được tìm hiểu những phong tục tập quán của Việt Nam. Những điệu hò, câu hát suốt từ Bắc chí Nam, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc chắc chắn sẽ khiến Anna rất hài lòng. Đến đây, Anna cũng sẽ được thường thức nhiều món ăn dân tộc rất ngon và thú vị. Nếu bạn đến những trung tâm lớn như Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh… thì ẩm thực sẽ trở thành một phần tất yếu trong chuyến đi của bạn. Có thể nói qua ẩm thực, bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều điều khác về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thực ra, lễ hội ẩm thực cũng mới chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng văn hóa của nước mình. Cũng như ở một số nước phương Tây, nước mình còn nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc. Đó là những đền đài lăng tẩm được xây dựng rất cầu kì theo lối cổ của phương Đông. Những công trình ấy luôn đem đến cho du khách những niềm say mê thần bí.Anna thân mến! Đến thăm đất nước mình bạn sẽ khám phá ra nhiều điều tuyệt diệu. Ở đây bạn sẽ được đón tiếp một cách nồng hậu chân thành bởi những người dân hiếu khách. Bạn biết đấy! Họ chính là những người góp phần làm nên lịch sử nước Việt Nam – một quá khứ hào hùng mà cả năm châu từng biết đến. Thế nhưng sống giữa thời bình, người dân nước mình bao giờ cũng rất tự hào và thân thiện.Bạn thân mến! Những lời giới thiệu của mình trên đây chỉ là những gợi ý nhỏ thôi. Thế nhưng mình hi vọng với những gì mà Anna đã từng được nghe và từng được đọc, cậu sẽ hiểu thêm nhiều điều về đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng mình. Những người Việt Nam thân thiện luôn sẵn sàng và vui mừng chào đón bạn đến thăm. Hẹn gặp lại trong một ngày gần nhất.Tham khảo nhé: chúc bạn học tốt
Mary thân mến,
Mình rất vui khi trở thành một người bạn tốt của bạn, và qua bức thư của bạn, mình có thể hình dung về một đất nước tươi đẹp với mùa đông tuyết phủ trắng trên các mái nhà và trôn đường phố. Mình còn có thể tưởng tượng ra những con đường rộng chạy dài men theo bờ biển quanh co, rồi những đường phố san sát những tòa nhà cao tầng. Đất nước của bạn thật hiện đại và tráng lệ. Còn đất nước của mình ra sao chắc bạn cũng rất tò mò muốn biết.
Mary thân mến, đất nước của mình là một miền đất có những vùng quê thật thanh bình và đẹp đẽ. Ở đây, thời tiết được chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân tiết trời thường ấm áp và cây cối xanh tươi mơn mởn. Mùa hạ nắng vàng rực rỡ trải khắp đường phố. Đến mùa thu, tiết trời rất đẹp, nắng không quá gắt mà là một cái nắng nhạt dịu dàng cung với những ngọn gió heo may khiến cho con người cảm thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhõm. Cuối cùng là mùa đông, mùa đông của đất nước mình không đủ lạnh để có những bông tuyết trắng nhưng cũng đủ để mỗi người cảm nhận được cái lạnh của thiên nhiên ban tặng.
Nơi mình ấn tượng nhất là những miền quê yên bình, ở đó có rặng tre xanh rì bao bọc quanh những ngôi làng nhỏ bé. Vào mùa hè, tre vươn cành lá xanh làm thành những bóng râm che mát cho dân làng. Bạn có biết không, đối với người dân Việt Nam chúng mình, đặc biệt là đối với người sống ở làng quê thì cây tre đã trở thành những người bạn gần gũi thân quen. Đến làng quê Việt Nam ở đồng bằng Bắc bộ, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những rặng tre, những bụi tre ở khắp nơi. Trên đường làng, tre chạy dọc hai ven đường, như hai bức tường rào kín, đáo. Vào những ngày hè nắng gắt oi ả, đi dưới rặng tre xanh ấy bạn sỗ cổ cảm giác thích thú bởi những âm thanh xào xạc của bụi tre đang đung đưa trong gió, bạn còn được hưởng một cảm giác mát mẻ, yên bĩnh khiến bạn có thể tạm quên đi cái nóng bức oi ả của những ngày hè. Dưới bụi tre, bạn sẽ bắt gặp những chú trâu hiền lành đang ăn cỏ. Đến từng ngôi nhà nhỏ, bạn cũng có thể thấy những bụi tre nhỏ mọc ngay đầu ngõ, dáng cong cong như bàn tay khổng lồ đang che chắn ngôi nhà nhỏ. Vào những đêm rằm, trăng như một ngọn đèn treo lơ lửng dưới ngọn tre.
Tạm biệt những rặng tre xanh, bạn sẽ bắt gạp những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vào mùa lúa đang thời con gái, khắp cánh đồng được bao phủ bởi một màu xanh mơn mởn, đi ngang qua những cánh đồng ấy bạn sẽ thấy một mùi hương ngọt ngào của lúa. Trong ánh chiều chạng vạng, thấp thoáng trên cánh đồng là những đàn cò trắng bay. Đến mùa lúa chín, những cánh đồng xanh mướt đó được thay thế bởi một màu vàng rực rỡ. Trên khắp cánh đồng bà con tấp nập, hối hả đi gặt lúa về. Khắp nơi trong ngõ xóm đều rộn rã tiếng cười.
Bạn biết không, lũ trẻ con chúng mình thì thích nhất những ngày hè được vui chơi thỏa thích. Quê mình nằm sát vùng trung du nên cũng có những quả đồi nhỏ. Ngày hè, bọn mình thường rủ nhau lên đồi, nơi có những cây cọ thân cao vút với những tán lá to tròn như chiếc ô. Mỗi khi gió thổi qua cả rừng cọ lại tấu lên những bản nhạc như đánh thức cả khu rừng vốn yên tĩnh, vắng vẻ. Trên những ngọn đồi cao, trong khe đá có con suối nhỏ chảy róc rách, trong vắt. Khắp quả đồi, màu tím của hoa sim, hoa mua rừng kiêu hãnh đung đưa theo gió. Dạo chơi trên những cánh đồng hay những ngọn đồi này sẽ giúp bạn quên đi những cái mệt mỏi do ngày hè nóng bức đưa lại.
Vào mùa xuân, cảnh sắc ờ đây càng trở nên đẹp hơn bởi khắp nơi đều khoác trên mình một màu xanh non, mỡ màng của những mầm non vừa hé nở. Những cái cây ngày nào trông khô cứng sù sì như không có sự sống, bây giờ bỗng vươn mình bật ra những chiếc lá xanh non đến ngỡ ngàng. Cả thiên nhiên như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Đến nơi đây vào những ngày xuân công vô cùng thú vị.
Bạn có thấy thiên nhiên của nước mình như một bức tranh thật đẹp không? Đây chỉ là một góc nhỏ trong toàn bộ bức tranh của đất nước mình nói riêng và của cả thế giới nói chung. Bức tranh của quê mình cùng với bức tranh quê bạn hợp chung lại sẽ tạo thành một bức tranh vẽ thế giới của chúng ta thật xinh đẹp, muôn màu muôn vẻ phải không bạn. Mình rất yêu tổ quốc mình, hơn thế là tất cả những gì có trên trái đất này.
Mary thân mến, đất nước mình còn rất nhiều điều mình muốn kể với bạn, nhưng phải hẹn bạn ở những lá thư sau. Bạn hãy đọc lá thư này và nhả hồn về đất nước mình, bạn sẽ thấy như đang lạc vẻ một miền quê xinh đẹp và hiền hòa ấy. Đó chính là nơi đã sinh ra mình và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Sau này dù có đi đâu mình vẫn nhớ mãi về nơi đó, một miền đất thật bình yên phải không Mary?
Tạm biệt bạn. Hẹn gặp bạn trong những lá thư sau.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.
Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.
Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp.
Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.
Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!
Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân.
Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.<3 U
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur.
Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phố đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giống với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hợp với cuộc sống của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ.
Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: Làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cố điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo cố hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc.
Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: Lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. Cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nối hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uốn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muốn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp.
Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phố Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp.
Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rỡ, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già cũng có thế mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi.
Áo dài được xem là trang phục truyền thông của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.”
- “Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đối với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam.
Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phù hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ Tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trông thật duyên dáng và trang trọng, ở nơi công sở, chị em phụ nữ cũng
thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thống và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương.
Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!”.
I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó,bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trờ chơi dân gian bị lãng quen, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quen. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi cướp cờ, một trò chơi rất thú vị.
II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi dân gian
1. Dụng cụ để chơi cướp cờ:
- Một cây cờ
- Một vòng tròn và cờ đặt ở giữa
- Vạch xuất phát cũng là đích của hai đội chơi
2. Cách chơi cướp cờ:
- Chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5…
- Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ
- Người điều khiển gọi ai về người đó phải về
- Mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi
3. Luật chơi cướp cờ:
- Khi bạn lấy được cờ mà người của đội bạn chạm vào bạn là thua
- Khi lấy được cờ chạy nay về đích không để đội bạn chạm vào người, như vậy ta sẽ chiến thắng
- Số thứ tự nào phải vỗ số thứ tự đó
- Số nào bị thua sẽ không bị gọi nữa
- Người chơi không được ôm hay giữ nhau để đội mình cướp cờ
- Khoảng cách từ cờ đến vạch xuất phát của hai đội bằng nhau
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi dân gian
- Đây là một trò chơi hết sức thú vị và ý nghĩa
- Chúng ta hãy lưu giữ những nét đẹp truyền thống này
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.
tham khảo:
Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên đán
I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.
– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.
– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.
2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán
– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.
– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.
– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.
– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.
3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán
– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.
– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.
– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.
– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.
– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.
– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.
– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.
– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.
– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.
– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.
4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán
– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.
– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.
III. Kết bài
Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.
Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Ta vẫn thường nghe câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.
Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.
Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.
Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.
Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…
Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.
Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ.
Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.