K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2020

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện… trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

31 tháng 1 2020

Thế giới ngày nay đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều những cải tiến về công nghệ thông tin. Điều này đồng nghĩa với tầm quan trọng của máy vi tính ngày càng được đề cao. Chiếc máy vi tính đã trở thành người bạn thân thiết với mọi nhà và là người bạn đồng hành không thể thiếu với mỗi học sinh chúng ta.

Chắc hẳn các bạn cũng biết rằng chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới không nhỏ gọn như bây giờ mà chiếm diện tích bằng cả một căn phòng với rất nhiều linh kiện phức tạp. Tuy có kích thước to lớn như vậy nhưng nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Khoa học công nghệ phát triển đã cải tiến máy vi tính ngày càng đẹp hơn về hình thức và đa dạng hóa thêm nhiều chức năng hữu ích.

Hiện nay, máy vi tính có hai loại phổ biến là máy tính để bàn và máy tính xách tay. Nhìn chung, một chiếc máy tính sẽ có những bộ phận chủ yếu như màn hình, bàn phím, chuột và thân máy hay còn gọi là “cây” đối với máy tính để bàn. Màn hình máy tính là một mặt phẳng với nhiều biểu tượng biểu thị những ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng như Words, Excel, Vietkey… Bàn phím là những con chữ được đặt nổi lên trên nhiều con chip cảm ứng phía dưới. Mỗi ô hình vuông nhỏ trên bàn phím đại diện cho một chữ cái, chữ số hay nút lệnh cần thiết. Chuột máy tính với nút ấn trái và phải dùng để di chuyển dấu mũi tên trên màn hình giúp người sử dụng điều khiến máy tính dễ dàng hơn. Ở máy tính xách tay bàn phím và chuột không được tách rời như máy tính để bàn mà được gắn liền vào máy rất gọn nhẹ. Thân máy gồm ram, ổ đĩa, nơi cắm loa, tai nghe hoặc USB. Đây là bộ phận tối quan trọng của máy vi tính vì nó là nơi xử lý thông tin dữ liệu rất tinh vi. Máy tính có bộ nhớ lớn phục vụ cho nhu cầu lưu trữ thông tin nên người dùng có thể tải ảnh, video hay phần mềm trực tiếp về máy. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần để ý đến những phần mềm lỗi chứa virut sẽ gây hại cho máy tính. Máy tính hiện đại không còn cồng kềnh nữa mà ngày càng được thiết kế nhỏ gọn giúp chúng ta có thể gấp lại và đem theo rất thuận tiện. Máy tính để bàn, máy tính xách tay rồi đến máy tính bảng là những sản phẩm khẳng định sự phát triển vượt bậc của công nghệ và trí óc, tính sáng tạo của con người.

Máy tính chiếm được cảm tình của người sử dụng vì những lợi ích to lớn của nó. Máy tính giúp ta tạo lập văn bản một cách khoa học. Máy tính có mạng internet là phương tiện giúp người người nhà nhà kết nối với thông tin và kết nối với nhau. Báo chí, mạng xã hội được đăng tải và cập nhật nhanh chóng sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về các sự kiện diễn ra một cách sớm nhất. Đối với học sinh thì máy tính được coi là một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực. Học sinh có thể tìm kiếm tài liệu hay tham gia những kì thi trực tuyến trên mạng để nâng cao kiến thức. Máy tính cũng góp phần nâng cao tính chủ động sáng tạo của học sinh với nhiều phần mềm làm thuyết trình, chỉnh sửa video,… Không chỉ có vai trò trong học tập, máy tính còn giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng với những trò chơi thú vị. Tuy vậy, các bạn trẻ không nên sa đà quá mức vào trò chơi điện tử vì nó có thể gây nghiện và tác động tiêu cực đến học tập lẫn nhân cách của các bạn

Như vậy, chiếc máy vi tính là một đồ vật đóng vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta cần học cách sử dụng máy tính một cách hợp lý và phải bảo quản nó trong điều kiện tốt nhất để tránh hỏng hóc. Nhờ có máy tính cuộc sống của con người đang và sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

16 tháng 12 2019

Giới thiệu về cây bút bi

  Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi

  Thân bài:

  - Nêu nguồn gốc

    + Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.

    + Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.

  - Nêu cấu tạo:

    + Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.

    + Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.

    + Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.

    + Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.

  - Nêu công dụng:

    + Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.

  - Cách bảo quản:

    Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.

    Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.

  Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh

2 tháng 11 2016

Mở bài: giới thiệu chung về các hoạt động của chi đội.

Thân bài:

+ Thành tích của liên đội và chi đội đã đạt được ( trong tháng 8,9,10, chi đội đã thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về học tập, lao động tốt luôn mang lại những thành tích xuất sắc cho liên đội, và chi đội..................)

+Trong học tập ( học sinh tốt chiếm bao nhiêu %, học sinh yếu chiếm bao nhiêu % hoặc không có. Một số bạn có thành tích học tập cao ví dụ,...................)

+ Về rèn luyện đạo đức 100% học sinh đạt tiêu chí, không ai là không đạt

+ Về tham gia các hoạt động xã hội ( cái này tùy thuộc vào nơi em sinh sống nhé! , quy định,....)

+ Một số bạn đã giành những giải thưởng cao cho chi đội, liên đội.

+ Sự cố gắng của các bạn được công nhận

Kết bài:

+ Lời hứa của bản thân và toàn thể các chi tội, liên đội tiếp tục cố gắng,......

20 tháng 11 2016

oOo nàng công chúa dễ thương oOo?

Sao chj luk thì gửi ngữ văn 6, 7, 8? cj lớp 7 mà

16 tháng 1 2018

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

16 tháng 1 2018

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và … chơi game!

sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu… nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính…

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” – tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

18 tháng 3 2019

a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

  Thân bài:

   - Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

   Hình dáng: Màu sắc, kích thước

   Cấu tạo:

   + Gồm mấy phần?

   + Gồm những bộ phận nào?

   + Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

   Cách sử dụng

   Cách bảo quản

  Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

   b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

  Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

  Thân bài:

   - Vị trí địa lý

   + Diện tích ( lớn, nhỏ )

   + Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

   + Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

-

   Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

   + Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

   + Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

   + Quy mô

   - Nhìn toàn cảnh:

   + Nhìn tổng thể từ xa

   + Nổi bật nhất là điều gì

   + Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

   - Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

   + Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

   + Thu hút lượng khách du lịch

  Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

   c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

  Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

  Thân bài:

   Khái quát chung:

   + Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

   - Các đặc trưng của thể loại:

   + Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

   + Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

   - Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

  Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

   d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

  Thân bài:

   - Nguyên liệu cần chuẩn bị

   - Cách làm tiến hành theo từng bước

   - Yêu cầu về mặt thành phẩm

   - Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

   - Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

   - Cách bảo quản, giữ gìn

  Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

13 tháng 1 2019

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,... Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân... Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng... Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

13 tháng 1 2019

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

- Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2. Cấu tạo

- Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

- Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

- Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

- Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

- Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

- Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3. Cách sử dụng và bảo quản

- Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

- Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4. Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

- Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

- Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

- Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

- Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

- Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.