Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì:
+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.
+ Giảm mức độ tập trung công nghiệp ở vùng Đông Bắc, mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.
- Giải thích:
+ Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đai trên thế giới, kinh tế Hoa Kì đang chuyến dần sang nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn nhằm mang lại năng suất và giá trị sản phẩm.
+ Giảm các ngành CN truyền thống sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lao động, gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
+ Mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương vì 2 vùng này giáp biển thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và là 2 vùng có tài nguyên phong phú.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì:
+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,…
+ Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.
- Giải thích:
+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) tỉ trọng giảm vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.
+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông....
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử.... (1 điểm)
- Nguyên nhân:
+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển. (0,5 điểm)
+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông,… (0,5 điểm)
Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ trong suốt nhiều thập kỷ. Từ những năm 1950, ngành dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế quan trọng nhất của nước này, chiếm gần 80% GDP và tạo việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động.
Sự phát triển của ngành dịch vụ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Một trong số đó là sự gia tăng về công nghệ thông tin và viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến và giải trí trực tuyến.
Các dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản, đã trở thành một phần quan trọng của ngành dịch vụ Hoa Kỳ. Ngoài ra, dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch và văn hóa cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành này.
Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu dịch vụ. Các công ty Mỹ cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp như tư vấn, kiến trúc, phần mềm và giáo dục cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ cũng đối mặt với một số thách thức. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng và hiệu suất để duy trì sự cạnh tranh. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi và đổi mới liên tục.
Tổng quan về sự phát triển ngành dịch vụ của Hoa Kỳ cho thấy sự quan trọng và tiềm năng của ngành này trong nền kinh tế của đất nước này
Đáp án C
Cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp Hoa Kì đang chuyển dịch theo hướng; Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa; tăng tỉ trọng các ngành: hàng không, vũ trụ, điện tử.
Cơ cấu ngành công nghiệp:
- Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp hiện đại (hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin).
- Nguyên nhân:
+ Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống nhằm tiết kiệm và dự trữ tài nguyên, các ngành này cần nhiều lao động và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại tăng nhanh do Hoa Kì có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao nên đã đầu tư phát triển.
* Không gian sản xuất công nghiệp:
- Trước đây tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay, mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương hình thành vành đai công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”.
- Nguyên nhân:
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa, xu hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới. Hoa kì đạt được nhiều thành tựu về khoa học và công nghệ.
+ Vùng công nghiệp Đông Bắc đã phát triển lâu đời, nguồn tài nguyên suy giảm, một số ngành công nghiệp không phù hợp, sức cạnh tranh hạn chế, môi trường bị ô nhiễm.
+ Khu vực phía Nam và ven Thái Bình Dương có nhiều thuận lợi: khí hậu, cơ sở hạ tầng được chú trọng xây dựng, mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước Châu Á – Thái Bình Dương và các châu lục khác.