Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
- Ẩn dụ và hoán dụ
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
- Phép điệp (lặp từ ngữ)
+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?
- Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, các bạn có biết trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú.
Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu "Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh" và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:
"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn"
Thanh B............... T............. B............
"Trơ cái hồng nhan với nước non."
Thanh T........ B.......... T.............
(Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương).
Tiếp theo về luật thơ thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
Ví dụ như bài thơ tự tình hai của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy được những cách gieo vần của nó:
"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ "non", "tròn", "hòn", "con". Như vậy ta thấy được đối với một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú thường được gieo vần ở vần chân.
Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần: đề thực luận kết. Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên.
Qua đây ta đã hiểu thế nào là một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, chúng ta có thể thấy rằng chính những luật và cấu trúc kia đã làm nên cái hay cho những bài thơ làm theo thể thơ này.
Đoạn văn tham khảo:
Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.
- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:
“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.
- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
- So sánh với một bài thơ trung đại:
| Thu hứng – Đỗ Phủ | Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử |
| Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm. | Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột sọt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. |
Ngắt nhịp | 4/3 | 4/3 |
Gieo vần | Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4 | Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4) |
Phương pháp giải:
- Đọc toàn bộ văn bản.
- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.
Lời giải chi tiết:
- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:
+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.
+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.
+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.
→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.
- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:
+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.
+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.
+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.
=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.
Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:
- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.
- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.
Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:
- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.
- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:
Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3
Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)
Câu 3: ngắt nhịp 3/4
Câu 4: ngắt nhịp 3/4
Câu 5: ngắt nhịp 4/3
Câu 6: ngắt nhịp 4/3
Câu 7: ngắt nhịp 4/3
Câu 8: ngắt nhịp 3/3