Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Nghệ thuật văn học thế kỉ X- hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần tinh hoa văn học nước ngoài.
- Văn học cổ nói nhiều tới chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người
- Văn học hiện đại đi sâu vào thế giới, sự biến chuyển nội tâm nhân vật
- Văn học cổ:
+ Xem trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như niêm, luật rong thơ Đường, đánh giá đúng mức tính sáng tạo khi phá vỡ quy phạm
+ Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, đánh giá đúng mực xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…
+ Chú ý đến tính dân tộc (hình thức, nội dung)
- Câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.", có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm.