Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.
Trong cuộc đời của mỗi con người thì có lẽ thời gian đẹp nhất chính là tuổi thơ và tôi cũng vậy. Tuổi thơ của tôi cũng như bao người khác cũng vui chơi, cũng có bạn bè, cũng có nhưng kỉ niệm thât đẹp ... Nhưng có lẽ sẽ không bao giờ quên đc 1 kỉ niệm đã làm tôi nhớ mãi.
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đươc kỉ niệm ấy, một kỉ niệm buồn nhưng tôi không sao quên được. Khi ấy tôi có 1 cô bạn thân, có thể nói là thân lắm. Nhưng con nít thì vẫn có những lúc giận hờn vu vơ rồi lại làm lành. Tôi nhớ có 1 lần bạn ấy vô tình làm hư con búp bê mà tôi thích nhất đã cho bạn mượn hôm trước và cũng đã xin lỗi nhưng vì quá thích con búp bê ấy nên tôi quá nên tôi đã giận bạn ấy. Cũng 1 thời gian khá dài chúng tôi không nói chuyện với nhau, thực ra thì lúc ấy tôi buồn lắm nhưng những suy nghĩ trẻ con của tôi là bạn ấy sai thì phải năn nỉ mình chứ. Sau đó tôi đã suy nghĩ về hành động của mình nhưng vẫn cho là mình đúng. Rồi mẹ tôi thắc mắc là vì sao 2 đứa chúng tôi không cùng đi chơi nữa và tôi đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ tôi nói rằng :"Con cũng biết là bạn ấy không có cố ý rồi mà,vì sao còn giận bạn ấy nữa. Dù sao thì bạn ấy cũng đã xin lỗi con rồi mà". Tôi đáp lại mẹ " Con không biết nữa nhưng có thể là bạn ấy ghen tị vì con có 1 con búp bê đẹp nên đã làm hư nó". Mẹ tôi từ tốn khuyên " Nếu bạn ấy ghen tị với con thì đã không cần xin lỗi con mà phá hư xong thì thôi ". Lúc ấy tôi vẫn khăng khăng cho rằng mình làm đúng và mẹ nhẹ nhàng nói " Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ biết tự nhận ra sai lầm của họ. Cũng như bạn con biết bạn ấy sai và xin lỗi. Còn con, con có biết mình đang sai để nhận ra không ?" Tôi vẫn cãi " Con sai nhưng nếu con xin lỗi thì bạn ấy chắc cũng sẽ không tha cho con đâu". Mẹ đã nói "Con người đều có lòng vị tha con à và mẹ tin rằng bạn ấy sẽ không giận con nữa đâu vì con đã nhận ra sai lầm của mình mà". Sáng hôm sau tôi đã xin lỗi bạn ấy nhưng nghĩ rằng bạn ấy sẽ không tha cho tôi đâu vì tôi đã làm sai mà. Nhưng khi vừa nghe câu xin lỗi của tôi thì bạn ấy đã mỉm cưới và nói " Bạn không có sai, tất cả là do mình. Mình đã làm hư con búp bê của bạn." Tôi chỉ cười và nghĩ thầm những gì mẹ đã nói đúng. Và sau đó chúng tôi lại thân thiết với nhau như ngày nào. Những ngày không đến trường chúng tôi thường cùng nhau ra công viên thả diều, nhay dây,... Nhưng rồi 1 ngày, tai họa cũng đổ lên đâu chúng tôi. Cũng như bao ngày khác, chúng tôi cùng nhau ra công viên chơi ném bóng, lúc ấy bạn ấy lỡ tay ném trái bóng mạnh tay quá nên cũng văng đi khá xa, tôi giận quá đã hét lên " Mình không chơi với bạn nữa, bạn ném mạnh vây sao mình chụp được ?" Và bạn ấy đã chạy ra nhặt trái bóng và 1 chiếc ô tô lao đến tông thẳng vào bạn rồi vọt đi luôn. Lúc ấy tôi hoảng quá không biết phải làm gì và chạy đến bên bạn ấy. Bạn ấy đã mỉm cười và nói với tôi :"Chúng ta mãi là bạn thân nha, tha lỗi cho mình đi. Mình nhặt lại đước bóng cho bạn rồi nè". Nói xong thì bạn nhắm mắt lại và tôi đã nghĩ răng bạn ấy chỉ ngủ quên mà thôi. Tôi gọi mãi mà bạn vẫn không tỉnh dậy rồi mẹ tôi chạy ra gọi tôi về như thường ngày. Tôi kể cho mẹ nghe mọi chuyện và mẹ đã gọi ba mẹ bạn ấy đền rồi đưa tôi về nhà. Mấy ngày sao, không thấy bạn ấy đi học cũng không thấy qua nhà rủ tôi đi chơi. Tôi hỏi mẹ thì mẹ nói :" Bạn ấy đã đến 1 nơi rất xa, xa nơi này nhiều lắm con à". Lúc ấy tôi thầm trách bạn ấy đã đi chơi xa mà không rủ mình, thật quá đáng mà không biết nơi bạn ấy đi chơi có đẹp không nhỉ? Nhưng rồi cái suy nghĩ ấy đã thực sự biến mất trong đầu tôi khi tôi đã hiểu ra rằng, cái nơi xa ấy không là gì khác mà có lẽ là thiên đường vì mẹ tôi đã nói, người tốt nhất định sẽ được lên thiên đường mà.
Cho đến bây giờ,có thể nói tôi đã khôn lớn nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao trên đời này lại có những người quá vô tâm đối với người khác và quá vô tâm đối với bạn tôi, cướp đi sinh mạng của bạn ấy và rồi lao vút đi. Tôi không biết họ có ăn năn, hối hận về nhưng gì đã gây ra cho người khác không nhưng tôi nghĩ sẽ là không. Nếu mọi người trên thê giới này đều không quá vô tâm như vậy thì có lẽ sẽ không phải quá nhiều người phải chết như vây. Giá mà lúc ấy, người lái chiếc ô tô đâm chết bạn tôi dừng lại và đưa bạn ấy vào bệnh viện thì có lẽ bạn ấy đã được cứu sống nhưng mà người ấy đã không làm như vậy. Tại sao lại thế ? Tôi nghĩ bản thân mình phải sống thật tốt và có ý nghĩa vì luôn có 1 thiên thân bên cạnh luôn ủng hộ cho tôi mà. Tôi chỉ có 1 ước muốn là tát cả mọi người đều phải có trách nhiệm trước những việc mình làm vì ai cũng sẽ phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ sẽ sửa chữa sai lầm đó như thế nào.
Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
"Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tâm tắc ngợi khen tài".
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu..."
Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay".
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.
Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...
"Năm nay dào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Tham khảo
Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trên bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
trong bài Lao Hạc cũng có đấy. VD:
+tượng thanh:huhu
+tượng hình:co rúm, ngoẹo,..
-Giới thiệu tác giả,tác phẩm.
-Suy nghĩ của ông giáo về cách nhìn nhận người nông dân
=>Theo nhà văn,khi nhìn nhận con người ta phải:tìm hiểu rõ về họ để phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn thương bị vẻ bề ngoài che phủ.Đồng thời nhìn nhận họ bằng đôi mắt của lòng tin,tình yêu thương,....những điều đáng quý của họ.Đó là 1 quan điểm tiến bộ,đúng đắn và sâu sắc...Đặc biệt đây là cách sống,thái độ mang tính cao cả.
+ Đây là lời triết lý hòa quyện trong cảm xúc trữ tình đầy xót thương của nhân vật “tôi” đối với người nông dân, đối với con người trong xã hoi
+ Suy nghĩ của nhân vật “tôi” đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử, một cách nhìn, cách đánh giá con người mang tinh thần nhân đạo: Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài để đánh giá con người; cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ, sâu sắc về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đnhìn ra và trân trọng những điều đáng thương, đáng quí ở họ. Nếu không sẽ có ác cảm hoặc kết luận sai lầm.
+ Qua suy nghĩ của nhân vật “tôi”, Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. Vấn đề đôi mắt này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán trong sáng tác Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ thực sự xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhận thấy và trân trọng vẻ đẹp đáng quí ở họ.
+ neu bai hoc cua ban than
hớ rừng của Thế Lữ ra đời năm 1934, đó là lúc mà đất nước ta vẫn chìm trong nỗi nhục của những kiếp nô lệ lầm than. Nỗi đau mất nước trong suốt một thời gian dài trở thành chủ đề nhớ tiếc căm hờn của biết bao thi sĩ. Cảm nhận sâu sắc nỗi niềm dân tộc ấy, Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú mà nói lên niềm tâm sự u uất, căm hờn và niềm khát khao tự do mãnh liệt của những kiếp nô lệ lầm than.
Bài thơ được tác giả ngắt thành năm đoạn trong đó đoạn một hợp với đoạn bốn, đoạn hai hợp với đoạn ba tạo thành một cặp ý đối lập nhau: cảnh vườn bách thú nhỏ hẹp và tù hãm với cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị, tung hoành những "ngày xưa".
Bài thơ mở đầu đầy căm hờn nhưng cũng đầy bất lực của con hổ. Sự căm hờn ấy là kết quả của sự dồn nén lâu ngày trong chật chội và ngột ngạt. Nó bứt rứt, khó chịu và u uất vô cùng. Khổ thơ là sự chán ngán cái thực tại, chán ngán "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ" dám "giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm". Cảnh tù đầy "nhàn hạ" như một thứ đồ chơi thực sự đã trở thành một nỗi nhục nhã đối với chúa tể của rừng già. Khổ bốn tiếp tục mở ra "niềm uất hận" khi chúa sơn lâm hàng ngày phải chứng kiến những sự đổi thay tầm thường và giả dối. Đó là "những cảnh sửa sang" giả làm "bí hiểm" nhưng chỉ là sự bắt chước một cách vụng về cái chốn hoang vu và cao cả của sơn lâm.
Đối lập với cảnh ở vườn bách thú là cảnh chốn âm u và hùng tráng của rừng già được mở ra ở khổ hai, ba. Ở cái nơi sơn cùng thủy tận ấy, hổ dõng dạc, đường hoàng trong vai chúa sơn lâm. Đó là chốn hoang vu mà thảo hoa nhiều đến nỗi không ai nhớ hết tên và tuổi. Chốn thiên đưòng của chúa tể muôn loài chứa chan những kỷ niệm, những chiến tích oai hùng của cái thủa được tự do. Nhưng đau đớn thay với hổ, những chiến tích ấy giờ đây chỉ còn là chuyện của "ngày xưa". Chính vì thế mà cái ước muốn và niềm khao khát được tự do của chúa sơn lâm mới cuộn dâng trong những dòng thơ cuối. Đó là cái ước muốn được trở về với cái uy danh thực sự, trở về với cuộc sống tự do của rừng già.
Như vậy bài thơ chính là tâm trạng đầy bi kịch của chúa rừng khi bị sa cơ, bị thất thế, bị giam cầm. Bài thơ đặt trong hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm 30 thì nỗi tủi nhục, cay đắng căm hờn của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của đồng bào ta trong cái cảnh gông xiềng của cuộc đời nô lệ.
Bài thơ là minh chứng cho một thực tế sáng tác khá phổ biến trong tầng lớp văn nghệ sĩ và cũng là một nét tâm trạng của tầng lớp tiểu tư sản ở nước ta lúc đó. Trí thức văn nghệ sĩ lãng mạn giàu lòng yêu nước nhưng sự o ép nhiều khi đến dã man của bọn thực dân đã làm cho cái tinh thần dân tộc của họ dù rất muốn được thể hiện nhưng cũng chỉ tìm cách nào đó mà phản kháng gián tiếp thôi. Nhớ rừng chọn lời con hổ để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc là vì như vậy. Chọn lời con hổ, Thế Lữ ít phải dè dặt hơn trong nội dung cảm xúc. Bằng cách này tác giả có thể phô bày tất cả những "nhố nhăng" của hiện thực từ đó mà thể hiện sự phản kháng hiện thực và niềm khát khao mãnh liệt cuộc sống tự do của đồng bào ta.
Nhớ rừng có cách thể hiện nội dung cảm xúc giống với Thề non nước hay Muốn làm thằng Cuội. Nội dung tư tưởng của bài thơ được thể hiện gián tiếp mà sắc sảo. Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng, nỗi đau sa cơ, thất thế cũng chính là bi kịch của dân tộc, là tình yêu quê hương tha thiết và là khát vọng tự do.
Bên cạnh Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 8 như Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng hay phần Phân tích bài thơ Nhớ rừng nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 8 của mình.
Bài Mẫu Số 2: Phân Tích Nhân Vật Con Hổ Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ
Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc - Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.
Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi "tủi nhục" vì hiện trạng của thân phận:
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đỏ chơi,
Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong "cũi sắt", đành thúc thủ bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua", lại còn bị "lũ người kia", tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thâm
Xưa kia ta từng là "chúa tể của muôn loài", "oai linh" ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt củi, cùng thân phận "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi" bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.
Cùng với "niềm uất hận ngàn thâu" ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cà. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:
Những cảnh sửu sang, tầm thường, giả dối.
Cho đến:
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém.
Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà "lũ người kia" đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối "học đòi" cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái "cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi" mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng lẫm sự con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một "hội kín" yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh "Tây Tàu nhô" nhăng" đang thay thế cho những "vẻ hoang vu" của "bóng cả cây già" "những đêm vàng bên bờ suối", "những bình minh cây xanh nắng gội"... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?
Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi "nhớ rừng" cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thư xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta "bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" giữa "sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi", đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.
... những đệm vùng bên bờ 'suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?
... những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?
Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!
Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền "văn hiến" đã lâu "của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được "thênh thang (...) vùng vẫy", được "ngự trị" trên "nước non hùng vĩ" của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi "giấc mộng vàng to lớn" của nó.
http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-nhan-vat-con-ho-trong-bai-tho-nho-rung-cua-the-lu-40143n.aspx
Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh (4.0★- 3 đánh giá) ĐG của bạn?
Bài viết liên quan
Soạn Văn lớp 8 - Nhớ rừng
Cảm nhận về đoạn thơ sau: "Nào đâu những đêm... mảnh mặt trời gay gắt" trong Nhớ rừng
Cảm nhận về chuyện Con hổ có nghĩa
Soạn Văn lớp 8 - Ông đồ
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều
Từ khoá liên quan:
Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
,
SOFT LIÊN QUAN
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Văn mẫu phân tích nhân vậtPhân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Các em học sinh có thể tham khảo ngay bài tập làm văn phân tích nhân vật Ngô Tử Văn mẫu hay nh ...ĐỌC NHIỀU