Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất , tăng dản lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Có 3 phương pháp:
+ Phương pháp chọn lọc: Lựa chọn các cá thể có chất lượng tốt nhất để lai tạo giống.
+ Phương pháp lai: Lấy phấn hoa của cây bố, thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ cho ra cây lai.
+ Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí hoặc hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây đột biến, lựa chọn những đột biến có lợi để làm giống.
- Hạt giống phải đủ các điều kiện: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, không bị sâu bệnh. Nơi cất giữ phải khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lí kịp thời.
2)
- Là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo, hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật ( vi khuẩn, vi rút, nấm,...) và điều kiện sống không thuận lợi
- Biện pháp:
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Làm đất.
+ Gieo trồng đúng thời vụ.
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên 1 đơn vị diện tích.
+ Sử dụng giống chống sâu bệnh.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
1)Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng
2)
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:
Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng
3)
Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
- Phương pháp chọn lọc.
- Phương pháp lai.
- Phương pháp gây đột biến.
- Phương pháp nuôi cấy mô
- 4)
- Cung cấp lương thực thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn, rau củ quả,..
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: như mía để làm đường, khoai tây để làm bim bim.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: thức ăn cho bò, lợn, gà,..
- Cung cấp các sản phẩm cho công việc xuất khẩu.
5)Sâu bệnh làm cho cây trồng phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm hoặc thậm chí không cho thu hoạch
6)Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.
nguyên tắc quan trọng nhất:phòng là chính
hok tốt
-Khái niệm:
+ Than thân và châm biếm:
* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
- Phân tích bài ca dao 2 và 3
+Bài ca dao 2:
*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
+ Bài ca dao 3:
- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.
- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.
- 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
-Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
Câu rút gọn
- Khái niệm: Câu rút gọn là câu được lược bỏ một số thành phần của câu
- Tác dụng
+ Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong cau là của chung mọi người.
Chúc bạn học tốt ^^
Các bạn lười mở sách quá, thế thôi mà cũng lên đây hỏi
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình
Y chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
3. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai
Thân en như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàn
người thanh rửa mặt người phàm rửa chân