Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
2.
- Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Điều này không nên, bởi vì:
+ Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,... và các acid béo như omega 3, omega 6,... Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia vào cấu tạo các tế bào, đặc biệt là các tổ chức não bộ.
+ Bởi thế, nếu thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng thì việc hấp thu các vitamin tan trong dầu bị ảnh hưởng đồng thời thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng cấu trúc tế bào,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần duy trì cân nặng bằng cách cân bằng giữa lượng năng lượng hấp thu và lượng năng lượng sử dụng. Cụ thể, nên:
+ Theo dõi cân nặng và lượng năng lượng tiêu thụ
+ Ăn uống lành mạnh, cân đối
+ Tạo thói quen ăn đúng giờ, không thức quá khuya
+ Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng
+ Kiểm soát stress để tránh tăng cân
+ Hạn chế uống rượu, bia để duy trì cân nặng
+ …
Vì muối sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trường khiến hầu hết vi sinh vật có hại sẽ chết đi
Người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm vì:
- Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hư hỏng thực phẩm là do sự phân hủy thực phẩm của vi sinh vật.
- Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
→ Do đó, nếu điều chỉnh các yếu tố này theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật thì có thể hạn chế được sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Từ đó, hạn chế được sự phân hủy thực phẩm của vi sinh vật để kéo dài thời gian bảo quản.
- Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả.
- Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.
Câu 4:
Đối với rau củ thường phơi khô để giảm hàm lượng nước (giảm độ ẩm) để ức chế sự sinh
trưởng của vi khuẩn ( vì vi khuẩn cần nước để sinh trưởng).
- Đối với thịt cá: ướp muối để tăng nồng độ muối tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước
trong tế bào vi sinh vật sẽ bị rút hết ra ngoài, làm VSV chết hoặc ức chế sinh trưởng và sinh
sản.
Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì:
- Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5 – 6 % trong dung dịch muối chua giúp ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên men lactic hoạt động tốt.
- Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
Trong bất kì thực phẩm nào cũng có chứa 1 lượng nước nhất định , và chính nước là nguyên nhân gây nên các hiện tượng hư , thối , nấm mốc , thiu vì do trong nước có 2 nguyên tố là hidro và oxi , và khi hỗn hợp khí trên tiếp xúc với môi trường thì nó sẽ lập tức tác dụng với các chất có trong môi trường .
Vì thế khi cần bảo quản thực phẩm lâu ngày người ta phải sấy khô để loại bỏ nước ra khỏi thực phẩm .
- Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
- Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.