Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì:
- Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5 – 6 % trong dung dịch muối chua giúp ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên men lactic hoạt động tốt.
- Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
Ướp muối vào thịt, cá nhằm mục đích làm
A. tế bào vi khuẩn vỡ ra do tăng áp suất thẩm thấu nội bào.
B. tế bào vi khuẩn co nguyên sinh và chết.
C. làm biến tính các enzim của vi khuẩn.
Hok tốt nhoa
D. làm phá vỡ màng tế bào vi khuẩn để vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Điểm khác giữa khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật với sinh trưởng ở thực vật và động vật:
+ Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.
+ Sự sinh trưởng ở động vật và thực vật là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể.
- Có sự khác nhau trong khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật so với sinh trưởng ở thực vật và động vật vì:
+ Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ và hầu hết là các cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ có 1 tế bào) đồng thời thời gian tăng trưởng kích thước tế bào của vi sinh vật cũng diễn ra rất nhanh, khó mà quan sát và đánh giá được.
+ Còn ở thực vật và động vật là các cơ thể đa bào, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường sự lớn lên về khối lượng và kích thước của một cơ thể.
Tham khảo
- Các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ kín:
+ Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không thay đổi. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha cân bằng: Số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể hầu như không thay đổi. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Pha suy vong: Số tế bào chết hoặc bị phân hủy nhiều hơn số tế bào sinh ra. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
- Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng vì ở thời điểm này, sinh khối vi khuẩn sẽ đạt cực đại.
- Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:
- Để nuôi thu sinh khối thì cần dừng lại ở pha cân bằng vì ở pha này sinh khối là lớn nhất.
Vi sinh vật có tốc độ trao đổi nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với thực vật và động vật là bởi vì:
- Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản.
- Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật.
2) Vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ có thành tế bào là thành peptidoglican. Tuy vậy không phải thành PDG(peptidoglican) của vk nào cũng giống nhau, dựa vào độ dày, cấu tạo và tính bắt màu thuốc nhuộm mà vi khuẩn chia làm hai loại Gram âm và Gram dương. Loại vi khuẩn mà bạn nhắc đến trong câu hỏi là vi khuẩn Gram âm có thành PDG mỏng nhưng lại có thêm lớp màng ngoài chứa lipopolisaccarit ( đây chính là nội độc tố của vi khuẩn). Từ đó có thể suy ra tính kháng nguyên của vi khuẩn là phụ thuộc vào sự có mặt của màng nhầy.
Đây chỉ là suy nghĩ của mình, mình cũng chưa tìm hiểu kĩ lắm nên có thể có sai sót
Câu 4:
Đối với rau củ thường phơi khô để giảm hàm lượng nước (giảm độ ẩm) để ức chế sự sinh
trưởng của vi khuẩn ( vì vi khuẩn cần nước để sinh trưởng).
- Đối với thịt cá: ướp muối để tăng nồng độ muối tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước
trong tế bào vi sinh vật sẽ bị rút hết ra ngoài, làm VSV chết hoặc ức chế sinh trưởng và sinh
sản.
Câu 2:
- Sinh trưởng ở vi sinh vật: tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.
- Sinh trưởng của sinh vật bậc cao: tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể.