Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu nói "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" thể hiện:
+ Nói lên con người của Trần thủ Độ một con người có lòng yêu nước nồng nàn quyết tâm bảo vệ đất nước đủ có phải hi sinh
+ nói lên sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của trần thủ độ một lòng chống giặc ngoại xâm ý chí quyết chiến với giặc
Câu nói của Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện sự tự tôn dân tộc và ý chí quyêt tâm chiến đấu đến cùng, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Suy nghĩ về việc tành lập nhà Hồ: Sự ra đời của nhà Hồ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử vì: triều đại nhà Trần ở cuối thế kỉ XIV đã suy yếu, khủng hoảng; không đủ sức lãnh đạo đất nước
- Suy nghĩ về Hồ Quý Ly:
+ Hồ Quý Lylà một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước Việt Nam thời phong kiến.
+ Tuy nhiên những cải cách của Hồ Quý Ly còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia nghĩa là:
- Những người tài giỏi là trụ cột của quốc gia, có nhiều hiền tài thì đất nước sẽ phát triển.
- Muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng phải cố gắng học hành và rèn luyện để xây dựng đất nước ngày càng tốt hơn.
Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.
Là một người dân châu Á, sự có mặt của người châu Âu, ở các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa Ií giúp thêm hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Nhận xét: Sự có mặt của người châu Âu đã đưa đến nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của lịch sử và văn hóa châu Á:
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các nước châu Âu và châu Á.
+ Người châu Âu di cư sang châu Á, chung sống và hòa huyết với người châu Á đã góp phần tạo nên sự đa dạng về chủng tộc, tộc người ở châu Á.
- Tác động tiêu cực: trong lịch sử, sự xuất hiện của người châu Âu tại châu Á gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, sự cướp bóc và nô dịch tàn bạo, gây nên nhiều đau thương, mất mát cho nhân dân khu vực này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
Điểm khác nhau trong đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh là:
- Nhà Trần tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, huy động lực lượng đông đảo của quần chúng nhân dân. Quân và dân một lòng kháng chiến. Thực hiện “Vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Ngược lại, nhà Hồ không biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, chủ yếu dựa vào quân đội triều đình nên nhanh chóng thất bại.
* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực
- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:
+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.
+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.
- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:
+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước
+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh
+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.
* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
- Trong thời đại hiện nay, tầng lớp thương nhân (còn gọi là doanh nhân) có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Vì:
+ Doanh nhân là một trong những lực lượng chủ đạo tạo ra của cải xã hội; giải quyết vấn đề việc làm; thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
+ Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng chính, quan trọng trong việc nộp ngân sách cho Nhà nước để duy trì bộ máy công quyền, chăm lo cho cuộc sống dân sinh.
+ Cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân cũng chính là một trong nhữn lực lượng chính thực hiện các chính sách từ thiện, nhân đạo. Ví dụ: hưởng ứng việc thành lập quỹ Vắc-xin phòng – chống Covid 19, Công ty Golf Long Thành ủng hộ 500 tỉ đồng; tập đoàn Vingroup ủng hộ 480 tỉ đồng… Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark ủng hộ 1 triệu USD mua Vắc-xin phòng dịch Covid-19…
=> Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, là lực lượng chủ lực, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống.
- Các đô thị châu Âu thời trung đại (gắn liền với vai trò của các thương nhân) chính là quê hương của nền kinh tế hàng hoá, của nền kinh tế công nghiệp và thương mại,... thúc đẩy sự phát triển mạnh của các quốc gia ở châu Âu thời hậu kì trung đại; tạo nền tảng cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo và đến ngày nay.
- Nhiều thành thi trung đại với các thành tựu vật chất, tinh thần to lớn vẫn còn bảo tồn được giá trị đến ngày nay.
- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.
=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định.
- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.
- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi.
- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.
Câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”? có nghĩa là điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại.