Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.
Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.
Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.
Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.
Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.
Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.
Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:
“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.
Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.
Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”
Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.
Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.
Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.
Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.
Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.
Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.
Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.
Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.
Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
1, Văn bản bình ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thỏa vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc dành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nược Đại Việt.
2, Nhân nghĩa được tạo nên bởi 2 từ đơn lẻ đó là "Nhân" và "Nghĩa"."Nhân" tức là suy nghĩ đến cảm giác của người đối diện rồi sau đó hành động. Nếu mà người khác không thích thì tuyệt đối mình không làm. ...Nếu bạn hiểu được suy nghĩ của người khác ắt bạn sẽ làm thỏa mạn được họ.
4, Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
3, - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.
+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.
+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân
+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).
→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
5, Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta
Chúc bạn thành công
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.
Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.
Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.
Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!
Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.
Bên cạnh Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn và đoạn trích Tức nước vỡ bờ hay phần Qua những hình ảnh tàn bạo của những kẻ "thi hành công vụ". Em hãy nêu "hành động phản ứng" của chị Dậu là tất yếu nhằm củng cố kiến thức của mình.
Tham khảo:
Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc.
Tham khảo:
Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.
Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.
Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.
- Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
- Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời.
- Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
- Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Nhắc nhở học sinh chia sẻ những hành vi có lợi cho sức khỏe đã được học với các thành viên khác trong gia đình.
- Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
- Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những thông tin xác thực về y tế công cộng.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch và quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.
- Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin của nhà trường hay làm áp-phích.
- Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh.
- Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. . Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và các chính sách công có thể khuyến khích lòng khoan dung và gắn kết xã hội như thế nào.
- Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.
- Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.