K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2017

Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ, gợi nên cuộc sống bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu, mới về nước đang nhóm lửa, phải sống ở trong hang, làm việc ở hang. Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng năm mà con người vốn sống phóng khoáng tự do phải chịu cảnh nhàm chán không thể thay đổi với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Thế mà đọc lại câu thơ sáng ra bờ suối tối vào hangy ta thấy toát lên giọng điệu thơ thật thoải mái, phơi phới. Với cách nhịp 4/3 đã tạo thành hai vế đối sóng đôi: sáng ra, tối vào rất nhịp nhàng. Cuộc sống của Bác Hồ đã trở thành nề nếp, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng rất ung dung. Qui luật vận động ấy đã thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

phan tich bai tho tuc canh pac bo

Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc của câu đầu, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ đến mức dư thừa:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Ba chữ vẫn sẵn sàng có nghĩa là cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, ý tưởng này vẫn theo suốt trong con người Bác qua từng vần thơ khác:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc – 1947)

Cách nói vẫn sẵn sàng, tha hồ dạo, mặc sức say… sao mà sang trọng, hóm hỉnh và yêu đời đến thế! Còn gì thích thú hơn khi cuộc sống cần gì có nấy! Còn gì thú vị hơn khi được sống giao hòa với thiên nhiên. Ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về hang (nhà) để nghỉ ngơi và nghe tiếng suối trong mà đã có lần ta bắt gặp trong thơ Bác: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Loading...

Khác với người xưa Công thành thân thoái, mai danh ẩn tích ở chốn núi rừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên. Trên cái bàn đá thô sơ ấy Bác viết Đường cách mệnh. Phong trào và cán bộ cần, Người dịch sử Đảng. Hình ảnh bàn đá chông chênh không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hy sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.

Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống mới thấy sự nghiệp cách mạng mà người chèo lái gian nan biết chừng nào? Hiểu như vậy mới thấy những hy sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt trong thời gian dài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác cũng là người cũng bình thường như tất cả chúng ta, nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà người vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kỳ lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đầy đủ, rất cao quí. Con người rơi vào hoàn cảnh cao sang, nhất là thật là sang thì hạnh phúc có thể coi là đã đến tột độ. Nhưng đối với Bác thi lại là hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh thi sao gọi là sang được? Phải chăng niềm vui lớn nhất, niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng sau ba mươi năm xa nước đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước (Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu dân cứu nước:

Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi
(Tố Hữu)

Đặc biệt, lúc này Bác Hồ còn rất vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trỗ thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì? Tất cả đều trở thành thật là sang vì đó là cuộc đời cách mạng, được cống hiến cho cách mạng.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài thơ như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt nam mà Bác là người chèo lái, gợi lên trong lòng người đọc chúng ta bài học về tinh thần lạc quan, biết sống và hướng về một lý tưởng cao đẹp.

25 tháng 2 2019

Bài làm

Con người là sản phẩm của xã hội và cũng là sản phẩm của chính nó. Do đó mỗi người phải tự có trách nhiệm với chính bản thân mình, bàn về thái độ tự chịu trách nhiệm với bản thân ngạn ngữ cũng có câu: “Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”

“Thói quen” là lối sống, cách sống biểu hiện qua hành vi bên ngoài được lặp đi lặp lại là “thói quen”. Ví dụ thói quen đọc sách, thói quen ngủ muộn, thói quen ỷ lại,… “Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định biểu hiện qua hành vi và hành động bên ngoài, nội tâm bên trong con người. Chẳng hạn tính cách hèn nhát, tính cách gan dạ,… “Số phận” là hoạ – phúc; sướng – khổ; buồn – vui trong cuộc đời mỗi con người. “Gieo – gặt” là cách nói hình tượng dùng để chỉ nhân – quả. Một “thói quen” được biểu hiện một cách có ý thức là cơ sở dể tạo nên “tính cách”. “Tính cách” là biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, những hành động thường xuyên giống nhau sẽ tạo ra cuộc đời, số phận. Mặc dù số phận còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Câu ngạn ngữ đề cập đến hai vấn đề đó là mối quan hệ nhân quả giữa thói quen với tính cách, giữa tính cách với số phận con người.

Thật vậy, một thói quen tốt sẽ góp phần định hình tính cách tốt. Thói quen tập thể dục tạo ra tính cách siêng năng, thói quen đọc sách sẽ tạo ra tính cách lịch lãm; thói quen giúp người tạo ra tính cách nhân hậu. Một tính cách tốt sẽ tạo ra số phận tốt; siêng năng học tập và làm việc sẽ có tương lai tốt đẹp. Tính cách nhân hậu hay giúp người thì được người giúp đỡ lại, sẽ có cuộc đời vui vẻ, tốt đẹp. Một thói quen xấu sẽ hình thành tính cách xấu. Thói quen ỷ lại sẽ tạo nên tính cách thụ động; thói quen ưa khoác lác sẽ tạo nên tính cách thiếu trung thực. Tính cách xấu sẽ nhận lại một số phận xấu, “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Hành động hại người sẽ bị báo ứng mai sau. Như vậy thói quen hình thành tính cách nhưng tính cách còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác. Do đó, ta không thể phủ nhận hoặc khẳng định một cách tuyệt đối sự chi phối của thói quen với tính cách. Đồng thời, tính cách làm nên số phận nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

Tóm lại, câu ngạn ngữ là một bài học đúng đắn cho ý thức tự rèn luyện điều chỉnh nhân cách. Là học sinh, chúng ta phải có ý thức rèn luyện thói quen tốt, lối sống đẹp để góp phần tạo nên những tính cách đáng quí, đáng được trân trọng. Và cũng nhờ đó mà tạo được cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta cũng cần phê phán thái độ sống buông xuôi thiếu trách nhiệm với bản thân của nhiều người.

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

21 tháng 3 2021

ban co the lap dan bai nghi luan cho bai tren duoc khong.Giup minh voi nha.

14 tháng 2 2018

lam on tra loi nhanh giup em voi a

14 tháng 2 2018

''Cuộc đời cách mạng thật là sang''

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

8 tháng 1 2019

Thêm dấu bạn ơi ... Bạn ơi mất dấu ..!!!

24 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu gian lận trong thi cử
Trung thực là một đức tính rất đáng quý và đáng coi trọng tỏng xã hội. hiện nay làm gì cũng cần đức tính trung thực kể cả bạn có làm gi đi nữa thì trung thực vẫn luôn đặc lên hàng đầy. nhưng hiện nay, thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thể hiện tính không trung thực qua gian lận trong các kì thi, vì bệnh thành tích mà đẩy con người đến gian lận trong kì thi.

II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:

- Là không trung thực, dối trá trong kì thi
- Không làm đúng với khả năng của mình
- Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,….
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học
- Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con
- Nhà trường vì bệnh thành tích
4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội
5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai
- Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt
- Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này

16 tháng 11 2016

Đó là tình cảm thắm thiết sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau dớn tủi cực, gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ phẩm chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình, chống lại bọn cường bạo để bảo vệ chồng con