K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2022

refer:

https://loigiaihay.com/nhung-thanh-tuu-ve-khoa-hoc-ki-thuat-cuoi-the-ki-xix-dau-the-ki-xx-c85a12430.html

I. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chung đối với khu vực Đông Nam Á.
1.1 Chữ viết-văn học.
-. Tiếng Sankrit đóng một vai trò chuyển tải quan trọng, từ chữ Sankrit đó, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.
-Dòng chảy văn học của Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ, thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra,..
-Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc do hoàn cảnh lịch sử quy định.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC
1.2 Campuchia
1.2.1 Về văn học:
-Văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ- Bà La Môn, từ thế kỉ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật Giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu trong nền văn học là tác phẩm Riêmkê (IX-XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại

Hơi dài tí mong bạn thông cảm

I. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chung đối với khu vực Đông Nam Á.
1.1 Chữ viết-văn học.
-. Tiếng Sankrit đóng một vai trò chuyển tải quan trọng, từ chữ Sankrit đó, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.
-Dòng chảy văn học của Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ, thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra,..
-Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc do hoàn cảnh lịch sử quy định.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC
1.2 Campuchia
1.2.1 Về văn học:
-Văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ- Bà La Môn, từ thế kỉ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật Giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu trong nền văn học là tác phẩm Riêmkê (IX-XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại
1.3 Myanmar
1.3.1 Tôn giáo
-Văn hóa Myanmar chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bởi Phật giáo Ấn Độ. Myanmar có dân số 55 triệu người với 89% theo đạo Phật.
1.2 Tôn giáo
-Ấn Độ là nơi ra đời của các tôn giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… Đây là ảnh hưởng mang dâu ấn nhất của Ấn Độ đối với khu vực.
-Ấn Độ giáo được truyền bá vào đâu công nguyên và đóng vài trò trong sự hình thành nhà nước sớm ở khu vực này.
-Phật giáo và Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu công nguyên.
1.3 Nghệ thuật kiến trúc
-Điều này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo, có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
-Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú đa dạng và theo nhưng hình mẫu nhất định. Như kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp. Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal). Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau. Một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm..
1.4 Lễ hội-Ẩm thực
-Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau về thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất lễ hội.
-Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp quốc gia trên thế giới, và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.
1.1 Việt Nam
1.1.1 Tôn giáo
-Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh).
-Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
-Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.
-Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
-Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.
1.1.2 Văn học
-Từ đầu công nguyên,chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ,Trung Hoa,Ả Rập,Tây Âu….
-Ở Việt Nam,từ rất lâu đời các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác như sử thi nổi tiếng Ramayana.
1.1.3 Nghệ thuật kiến trúc
-.Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như đền,tháp,điêu khắc trên phù điêu.
-Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa,biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như:Borobudur(Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.
-Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá(các công trình của người Champa).
1.1.4 Lễ hội- Ẩm thực
-Ở Việt Nam người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như:lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm
-Ẩm thực truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã phổ biến ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Khác với cà ri kiểu Ấn người Việt thường nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.
1.2.2 Nghệ thuật kiến trúc:
-Của báu đặc sắc nhất trong kiến trúc Ấn Độ nắm trên đất campuchia đó là Angkor Wat. Đền Angkor Wat ngự trị tại Campuchia được ví như cung điện nơi linh hồn quốc vương thường ngao du.
1.2.3 Lễ hội:
. Ở Campuchia, tết vào năm mới (Chon chnam thmay) không khác gì nhiều so với tết của người Thái và người Lào, diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, thời gian chuyển từ mùa khô sang màu mưa và cũng nhằm mục đích cầu mưa qua những tục tế nước vào Phật,..
1.3.2 Kiến trúc
-Trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, mỹ thuật Miến Điện thấm nhuần sâu sắc nhất. Đến thời kỳ “Pagan” (thếkỷ XI – XIII), thời hoàn kim của mỹ thuật Phật giáo mới tạo được bản sắc độc đáo.
-Trước khi đến Miến Điện, tại Myanmar đã từng tồn tại một số vương quốc cổ đại của người Piu và người Môn.
-Trong số những công trình kiến trúc quan trọng còn lại của Srishetra, đáng kể nhất là ba ngôi tháp Phật giá cao và có niên đại cổ nhất ở Myanmar ( thếkỷ V – VI ) là tháp Bawbawgyi, tháp Payagyi và tháp Payama được xây quanh các bức tường thành.
1.3.3 Lễ hội
-Lễ hội té nước vào năm mới: Lễ hội này mang tên một vị thần tối cao Thagyarmin.
-Lễ hội bắt đầu vào ngày 13 đến 17 tháng 4, ngày 17 tháng 4 là đầu năm mới.
-Lễ hội ánh sáng: vốn tượng trưng cho nền văn hóa Ấn Độ, lễ hội này có tên Diwali là một lễ hội quan trọng của Ấn Độ giáo. Bắt đầu từ ngày 14 đến 16 tháng Thadingyut.
1.4 Indonesia
1.4.1 Qúa trình du nhập :
Vào thế kỉ I sau công nguyên, tuyến đường giao thương đường bộ qua con đường Tơ Lụa đã dần bị thay thế bởi eo biển Malaka. Vì thế Indonesia quốc gia nằm gần eo biển chiến lược đó, là nơi dừng chân của nhiều đoàn thương nhân nên sớm được tiếp xúc với văn hóa các nước trên. Mà những người đến sớm nhất và ảnh hưởng nặng nhất ở khu vực này là người Ấn Độ.
Vào thời điểm đó ở Ấn Độ có 2 tôn giáo lớn là Hindu giáo và Phật giáo, văn hóa của 2 tôn giáo đó cũng lần lược truyền sang Indonesia và hình thành nên các tiểu vương quốc ở đó. Từ đó tạo nên thời kì Hindu Budha trong lịch sử Indonesia( tạm dịch là thời kì Hindu- Phật giáo).
• Hindu giáo: xuất hiện ở Indonesia từ rất sớm.
- Thuyết Waisya:
Người đưa ra thuyết này tiến sĩ người Hà Lan N.J.Krom, ông cho rằng chính những người thương nhân Ấn Độ lúc họ đến buôn bán ở Indonesia đã tạo dựng mối quan hệ với nhà cầm quyền và dân bản địa , thậm chí họ còn kết hôn với cư dân bản địa và từ đó đem Hindu giáo vào Indonesia.
- Thuyết Brahmana:
Người ủng hộ thuyết này là nhà nghiên cứu lịch sử người Hà Lan tên J.C.Van Leur, theo thuyết này thì những người Brahmana (những giáo sĩ cao cấp ) đã truyền đạo Hindu sang Indonesia, vì chỉ có họ mới hiểu những nội dung trong kinh Weda( Veda) , kinh thánh của đạo Hindu.
- Thuyết Ksastria :
Người đưa ra thuyết này là F.D.K. Bosch một nhà nghiên cứu người Hà Lan khác, ông cho rằng Hindu giáo vào Indonesia theo chân của những Ksastria hay là những người lính.
• Phật giáo
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tượng Phật làm từ đồng ở Sempaga (Nam Sulawesi) . Từ những đặc điểm trên tưởng có thể thấy tượng này mang phong cách vùng Amarawati Nam Ấn Độ vào thế kỉ 2. Mặc dù là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng người đầu tiên mang Phật giáo một cách chính thức đến Indonesia lại là thiền sư Fa Hsien(Pháp Hiển) đã mang đem giáo lý của dòng Phật giáo Đại thừa bằng tiếng Phạn vào miền Nam Sumatra.
1.4.2 Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực:
1.4.2.1 Văn học nghệ thuật:
-Vào thời Hindu Buddha , tiếng Phạn và chữ cái Pallawa du nhập từ Ấn Độ đã đem lại cho cơ sở cho nhiều tộc người ở Indonesia sáng tạo chữ viết riêng của mình như chữ Java, Sunda, Bali… .
- nhiều tác phẩm mới phỏng theo 2 bộ sử thi trên như Sri Rama , Arjuna wiwaha
-Và các chủ đề và nhân vật của hình thức nghệ thuật Wayang (rối bóng)cũng được đa dạng thêm.
Cùng với việc tiếp thu chữ Phạn, các trường học cũng mọc lên, mặc dù rất đơn giản và chỉ giảng dạy về đúng 1 lĩnh vực duy nhất đó là về tôn giáo .
1.4.2.2 Kiến trúc:
-Các vương triều Hindu cũng như Phật giáo đều để lại những đền thờ lớn đặc trưng, có thể kể đến là đền Borobudur của vương triều Phật giáo Syailendra, đền Penataran, thánh địa Trowulan của vương triều Hindu Majapahit.

Tham Khaor

Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

– Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời, ..

 

Quảng cáo

 

– Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chung, bánh giầy.

– Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.

– Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Công nghệ luyện đúc đồng phát đạt

Nền văn hóa khảo cổ học Đông Sơn phân bố khắp lãnh thổ miền Bắc nước ta kéo dài từ suốt thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến các năm SCN, mà tiêu chí là công nghệ luyện đúc đồng đạt đến trình độ điêu luyện

Các trung tâm lớn của văn minh Đông Sơn có nhiều, nhưng những địa danh liên quan đến Thục Phán – Âu Lạc lại nổi trội hơn hết, đó là Đào Thịnh – Yên Bái với sưu tập hiện vật đồ đồng đa dạng, trong đó có thạp đồng Đào Thịnh và nhiều trống đồng Đông Sơn. Đó là Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, lại là địa danh văn minh Đông Sơn xuất sắc vùng hạ lưu sông Hồng phía dưới Việt Trì.

Ở Cổ Loa có nhiều trống đồng Đông Sơn thuộc trống loại I Hêgơ, có hàng vạn mũi tên đồng. Cũng tại khu vực Cổ Loa tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Có lẽ chưa có một địa danh văn minh Đông Sơn nào lại quy tụ nhiều loại hiện vật có giá trị tiêu biểu như ở Cổ Loa.

Chinh phục đồng bằng sông Hồng

Việc dời đô về Cổ Loa, bỏ qua Việt Trì – Phú Thọ thời Hùng Vương chứng tỏ rằng, cư dân Việt cổ của nước Âu Lạc đã chinh phục được đồng bằng sông Hồng. Điều lý thú là hàng loạt lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa, chứng tỏ rằng lúc đó nghề nông làm lúa nước bằng cày (có thể do người kéo hay súc vật kéo) đã phát triển.

Cây lúa hạt thóc là lương thực chủ đạo của cư dân Âu Lạc, những ruộng lúa ven châu thổ sông Hồng đã chín vàng vào mùa khô là điều chắc chắn. Thời Âu Lạc của An Dương Vương đã khác thời Văn Lang của Hùng Vương về lương thực là rõ ràng. Bởi vì thời Hùng Vương đồng ruộng vùng trung du, những đồng bằng hẹp ven sông, lợi dụng thủy triều lên xuống để làm ruộng…

Tất nhiên, kết quả là có hạn. Đến thời An Dương Vương, ruộng đất được cày xới, nghề nông dùng cày hiệu quả hàng chục lần hơn nghề nông dùng cuốc thời Hùng Vương, là một tiến bộ vượt bậc. Với nông nghiệp dùng cày, kinh tế thời Âu Lạc đã đạt đến trình độ cao. Đó là thành tựu rực rỡ của Âu Lạc.

Phát triển đô thị cổ

Với thành Cổ Loa, lâu nay giới nghiên cứu nói nhiều đến ý nghĩa quân sự của tòa thành này. Nhưng điều mà ít người nói đến Cổ Loa là ở vị thế đô thị cổ của nó.

Có thể là trung tâm hành chính không phải là đô thị cổ và trung tâm quân sự chưa phải là đô thị cổ. Nhưng Cổ Loa là đô thị cổ đích thực, bởi trình độ kinh tế thời Âu Lạc đã được thể hiện ở Cổ Loa, từ làng mạc vươn tới đô hội, nơi có tất cả mọi ngành nghề, quay về hướng nam, nơi có đồng bằng màu mỡ, có nhiều con sông nối với Cổ Loa, sông Hồng, sông Cầu…

Ba hạng mục thành tựu rực rỡ của Âu Lạc như vẫn còn đó trong những gì mà người Việt cổ lưu lại cho con cháu, từ truyền thuyết – di tích – hiện vật đến tâm tưởng của mọi thế hệ con cháu của Âu Lạc.

 

11 tháng 3 2018

Đáp án B

17 tháng 3 2016

Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài và đến những:

-    Ngay từ thời A-sô-ca, nhà vua đã phái 9 sứ đoàn Phật giáo ra bên ngoài đế truyền bá, trong đó có sứ đoàn đến Hi Lạp và Đông Nam Á.

-    Từ các thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, văn hoá Ấn Độ đã theo chân các thương nhân đến Đông Nam Á, tạo nên những ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đối với phần lớn Đông Nam Á. Đạo Hinđu, đạo Phật, nghệ thuật, chữ viết, triết học, thần thoại... đều được các cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp nhận một cách sáng tạo để tạo nên những thành tựu văn hoá, văn minh đặc sắc của các dân tộc Đông Nam Á.

17 tháng 3 2016

Em chỉ mới lớp 7 thôi