Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
- Vai trò
+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.
+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm
+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.
+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,...
+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).
- Phân bố
+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...
+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…
- Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu - nhập khẩu (triệu USD hoặc tỉ USD).
- Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...
- Để thể hiện các đối tượng địa lí bằng phương pháp này, người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu chính là kí hiệu hình học, chữ và tượng hình. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí. Ví dụ: thể hiện các sân bay nội địa và quốc tế, các trung tâm công nghiệp (thể hiện quy mô, cơ cấu các ngành,…).
Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.
- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.
Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.
- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.2, đọc thông tin mục 4 (Đường biển) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.
+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.
- Phân bố:
+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,…
+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương.
+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...
* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới
- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…
- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…
* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.
+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.
- Phân bố:
+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,…
+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương.
+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...
* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới
- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…
- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…
Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm với những đặc điểm sau:
- Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
- Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.
- Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.
- Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.
- Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Ví dụ: Du lịch là ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, đây là ngành tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để thu hút khách du lịch đến tham quan từ đó tạo thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là hình thức phổ biến được khai thác hiện nay.
* Những vai trò của dịch vụ:
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.* Ví dụ:
Ngành dịch vụ giúp phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người: Nhà nước tập trung phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực. Chú trọng chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo quản trị theo các chương trình quốc tế. Đẩy nhanh đào tạo nghề chất lượng cao. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề theo cơ chế thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động và hợp tác với cơ sở đào.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Có chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển. Thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
Dựa vào nguồn gốc
Dựa vào phạm vi lãnh thổ
Phân loại
- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.
- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.
- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.
- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...
- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.
Vai trò
- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.