Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.
- Giải thích:
+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).
+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên
HƯỚNG DẪN
- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...
- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.
- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:
+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.
+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.
+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.
- Số dân thành thị tăng, đặc biệt những năm gần đây.
- Tuy nhiên dân số thành thị còn thấp, năm 2005, chiếm 27,1% dân số cả nước.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét không đúng là tất cả các vùng đều có ít nhất 1 đô thị quy mô dân số từ 500001-1000000 người, vì có nhiều vùng không có đô thị quy mô từ 500001-1000000 người như Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
=> Chọn đáp án D
Năm | Số dân thành thị (triệu người) | Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%) |
---|---|---|
1990 | 12,9 | 19,5 |
1995 | 14,9 | 20,8 |
2000 | 18,8 | 24,2 |
2005 | 22,3 | 26,9 |
Bảng: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước, giai đoạn 1990-2005
Ở Việt Nam, phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người trở lên là khá phân tán. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là các trung tâm của nền kinh tế và văn hóa, và các thành phố nhỏ hơn nằm xung quanh những thành phố này. Điều này làm cho nền kinh tế của nước ta được phát triển bền vững hơn, và cũng giúp giảm thời gian di chuyển từ các thành phố lớn đến các thành phố nhỏ hơn.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Quy mô: Chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.
- Phân cấp:
+ Hai đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
+ Năm đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ Các đô thị trực thuộc tỉnh: (kể tên một số đô thị)
- Chức năng:
+ Chủ yếu nhất là công nghiệp và hành chính: Các đô thị ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, ở Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung...
+ Cảng biển và hành chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn...
+ Chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước: Hà Nội.
+ Văn hóa, du lịch: Huế, Hội An...
- Phân bố: Tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
b) Giải thích
- Do nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn chậm, trình độ công nghiệp hóa ở nước ta còn hạn chế, nên ít có đô thị lớn.
- Các đồ thị có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng phần lớn ban đầu là các trung tâm hành chính và kinh tế của địa phương, sau này phát triển lên vẫn giữ chức năng ban đầu. Một số đô thị nằm ở cửa sông ven biển, hoạt động kinh tế gắn với cảng biển. Một số đô thị khác do vị trí trong lịch sử phát triển, hiện nay trở thành nơi giàu tài nguyên nhân văn để đẩy mạnh phát triển văn hóa, du lịch...
- Đồng bằng và ven biển nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quần cư đô thị và phát triển kinh tế. Nhìn chung, ở khu vực này thường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận hòa, giao thông (kể cả đường sông, đường biển và đường bộ) thuận tiện.
Trên cơ sở thuận lợi về tự nhiên, khu vực đồng bằng và ven biển đã phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, trong đó tập trung ở các đô thị là hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại...).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.
=> Chọn đáp án B
a) Tên 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh, đô thị nào thuộc loại đặc biệt, đô thị nào thuộc loại 1 ?
- 6 đô thị có số dân đông nhất : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Min, Cần Thơ, Biên Hòa
- Đô thị trực thuộc tỉnh : Biên Hòa
- Đô thị đặc biệt : Hà Nội, tp Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1 : Hải Phòng, Đà Nẵng
b) Đô thì là nơi dân cư tập trung đông đúc vì :
- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
- Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.