Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: nguồn gốc, diện tích, độ cao, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái địa hình.
a) Giống nhau
- Nguồn gốc: Đều là đồng bằng châu thổ sông.
- Diện tích: rộng.
- Độ cao: Thấp.
- Hướng nghiêng: Nghiêng về phía biển.
- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
b) Khác nhau
- Đồng bằng sông Hồng
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.
+ Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2, độ cao khoảng 5 - 7 m.
+ Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).
- Ớ giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000 km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hon, có một số núi sót nhô cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sông, thềm biển).
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ tạo thành.
+ Hình dạng tương tự một tứ giác.
+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.
+ Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
• Phần thượng châu thổ: Tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
• Phần hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
• Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
HƯỚNG DẪN
Tham khảo thêm câu hỏi về phân tích đặc điểm sông ngòi nước ta và câu hỏi về so sánh đặc điểm hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Hồng.
Phân tích (trình bày, dẫn chứng, so sánh, chứng minh, giải thích...) các đặc điểm về: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Mật độ dân số cao.
- Phân bố không đều.
- Có sự phân hoá về mật độ.
b) Khác nhau
- Về mật độ: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) cao hơn, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn.
- Về phân bố: ĐBSH tương đối đồng đều giữa các tỉnh, ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.
- Về phân hoá:
+ ĐBSH: Mật độ cao nhất ở khu vực trung tâm (Hà Nội) và phía đông nam (Thái Bình, Nam Định); thấp ở rìa đông nam (Ninh Bình).
+ ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).
HƯỚNG DẪN
a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta
- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.
- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.
- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.
b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?
- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.
- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.
- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.
Gợi ý làm bài
a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
- Giống nhau:
+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).
b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.
+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).
+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.
HƯỚNG DẪN
a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.
− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).
− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.
− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.
− Hiện nay:
+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.
+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).
b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.
− Bình quân đầu người 0,15 ha.
− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.
− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.
− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:
+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
Các đặc điểm của sông ngòi nước ta cần phân tích (lấy dẫn chứng từ bản đồ Atlat để làm rõ đặc điểm, kết hợp với giải thích nguyên nhân) là:
- Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp. Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc tương đối lớn.
- Hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng sông do hướng địa hình chi phối.
- Tổng lượng nước lớn, do lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào ở các sông lớn (Hồng, Mê Công...).
- Lượng phù sa lớn. Nguyên nhân do lượng mưa lớn, tập trung vào một mùa với cường độ cao, trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, lớp vỏ phong hoá dày trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Nguyên nhân do chế độ nước chịu sự chi phối của chế độ khí hậu theo mùa.
- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta.
+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Trong toàn vùng:
· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.
+ Giữa đô thị và nông thôn:
· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.
· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
Tham khảo
- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta.
+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Trong toàn vùng:
· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.
+ Giữa đô thị và nông thôn:
· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.
· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
HƯỚNG DẪN
a) Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi
− Cơ cấu cây trồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ cấu kém đa dạng hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm.
+ ĐNSH: cơ cấu cây trồng đa dạng, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
− Cơ cấu vật nuôi
+ ĐBSCL: chủ yếu là bò, ít trâu; gia cầm chủ yếu là vịt.
+ ĐBSH: nhiều trâu hơn, gia cầm chủ yếu là gà.
b) Giải thích
− ĐBSCL: Địa hình thấp, diện tích ngập nước rộng; khí hậu cận Xích đạo.
+ ĐBSH: Địa hình cao hơn; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
HƯỚNG DẪN
Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về: Mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...