K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

-     Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách (trong và ngoài nước) ngày càng lớn.

-    Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

-      Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp, hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các bãi biển đẹp, suối nước nóng,...

Tạo việc làm, cải thiện đời sông nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

6 tháng 12 2017

HƯỚNG DẪN

a) Chứng minh

- Di tích văn hoá - lịch sử: 4 vạn, tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới (thiên nhiên, văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, hỗn hợp; các công viên địa chất toàn cầu: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng...).

- Lễ hội quanh năm ở hầu khắp đất nước, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.

- Giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian, ẩm thực; nhiều làng nghề truyền thống...

b) Giải thích

- Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được khám phá và đưa vào sử dụng (Ví dụ: động Son Đoòng ở Phong Nha, Quảng Bình...). Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Việc tham gia sâu vào toàn cầu hoá tạo điều kiện mở rộng việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế; chính sách mở cửa, an ninh chính trị ổn định, môi trường hoà bình... thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam.

- Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, làm cho khách du lịch nội địa tăng.

- Thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, chất lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện...

8 tháng 6 2017

Du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch

*Vị trí: giáp vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và giáp các nước Lào, Cam-pu-chia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các vùng trong nước và các nước trong khu vực và trên thế giới về du lịch

*Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

-Tài nguyên du lịch tự nhiên

+Địa hình: cao nguyên badan xếp tầng với nhiều cảnh đẹp

+Khí hậu: mang tính chất cận xích, có sự phân hoá theo độ cao, tạo nhiều thuận lợi để phát triển du lịch

+Nước: sông suối (thung lũng tình yêu,...), hồ (hồ Xuân Hương, hồ Than Thở,...) thác nước (Camly, thác Datanla, thác Prenn,...)

+Sinh vật: có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Tây Nguyên có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, Pleiku,... Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

-Tài nguyên du lịch nhân văn

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

+Có các di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Buôn Ma Thuột, nhà tù Pleiku,..

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...)

-Chính sách phát triển du lịch,..

4 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

24 tháng 2 2016

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

25 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển 

- Trong những năm qua, sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng

                            Sản lượng điện nước ta giai đoạn 2000-2007

            Năm     2000        2005        2007
Sản lượng (tỉ KWh)       26,7          52,1          64,1

Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ KWh, gấp 2.4 làn

Nguyên nhân chủ yếu do :

- Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao

- Nước ta có tiềm năng to lớn để  phát triển công nghiệp điện lực :

    + Thanh, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện

    + Các hệ thống sông ở nước ta có trữ lượng năng thủy điện lớn

Vì thế, trong những năm qua , nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,...

- Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm nganhg : nhiệt điện và thủy điện

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm :

   + Các nhà máy  nhiệt điện và thủy điện

   + Hệ thống đường dây tải điện

    + Các trạm biến áp

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng

- Các nhà máy nhiệt điện

- Hệ thông đường dây tải điện : đương dây 500kv chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Đường dây 220kv nối nhiều nhà máy điện với nhau. Chính vì vậy mạng lưới điện tải xuyên suốt cả nước

- Các trạm biến áp

  + Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500kv Bắc - Nam

  + Tram 220KV đặt ở nhiều nơi Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220kv

9 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

− Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.

− Có nhiều bãi biển (125 bãi biển); trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

− Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (vịnh Hạ Long, Mỹ Khê, Nha Trang…).

− Khí hậu thuận lợi, nhất là ở vùng biển phía nam.

− Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển…)

29 tháng 6 2019

Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì đây là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế vùng.

a) Vị trí địa lí

-Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước

-Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản

-Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp

-Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Đất trồng:

+Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa

- Vũng Tàu, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

+Đất xám trên phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dương hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt

+Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà

+Ven biển có đất phèn

+Các loại đất trên thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, nhãn, bưởi, cam,...)

-Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh họat, đe dọa xâm nhập mặn ở các vùng ven biển

-Tài nguyên nước: khá phong phú, đặc biệt là hệ thông sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh họat)

-Tài nguyên rừng: tuy không nhiều, nhưng đó là nguồn cung câp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); các vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh)

-Tài nguyên khoáng sản:

+Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầụ khí cả nước)

+Vật liệu xây dựng: có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ

-Tài nguyên biển:

+Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang

+Du lịch biển: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hai, Côn Đảo,... Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế

+Có nhiều địa điểm xây dựng các càng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,...

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,3(% dân số cả nước

+Tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao dộng có chuyên môn cao

+Do sớm tiếp xúc vói nền kinh tế thị trường nên người dân ở Đông Nam Bộ rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiêp thu kĩ thuật, công nghệ mới

Cơ sở vật chất kĩ thuật

+Là vùng có cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước

+Cơ sơ hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc

+Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất

+Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế

+Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam

6 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

Do có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế − xã hội.

a) Điều kiện tự nhiên

− Vị trí địa lí: Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, là những vùng giàu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

− Địa hình bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xây dựng các khu công nghiệp.

− Gần các ngư trường lớn (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang); có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ đó, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

− Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.

− Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra còn có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.

− Tài nguyên rừng tuy không lớn, nhưng là nguồn nguyên liệu giấy quan trọng.

− Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn và nguồn nước dồi dào.

b) Điều kiện kinh tế − xã hội.

− Là nơi tập trung và thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.

− Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

− Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế.

− Có Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

− Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.

24 tháng 2 2019

a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển

+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX

+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn

-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu

-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao

-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương

-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản

-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..

22 tháng 8 2019

Gợi ý làm bài

Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

a)Vị trí địa lí thuận lợi

-Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

*Tài nguyên tự nhiên

-Có các hồ đẹp: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,...

-Một số danh lam, thắng cảnh.

*Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng

-Theo quốc lộ 1: vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình).

-Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).

-Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).

-Theo quốc lộ 5: Hải Phòng, Hạ Long. Bái Tử Long.

-Theo quốc lộ 6: thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình).

b)Cơ sờ hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước

*Cơ sở hạ tầng

-Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền của đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay quốc tế lớn Nội Bài.

-Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường sông).

-Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

*Cơ sơ vật chất - kĩ thuật

-Cơ sở lưu trú: có nhiều sạn vơi quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deavvoo, Nikko, Horison, Hilton. Melia, Sheraton, Solilcl, Metropol,...).

-Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi ttiếng trên thế giơi.

-Đội ngũ lao động tham gia họat động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao.

c)Những nguyên nhân khác

-Chủ trương của thành phố: coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

-Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế,...