K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo: 

Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.

Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về

Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

 

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa. Tôi đề nghị được đi cứu công chúa cùng hắn.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Cứu được công chúa lên, Lí Thông cho người lấp cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi liền tìm cách khác. Khi đi sâu vào trong hang, tôi vô tình cứu được con trai của vua thủy tề. Sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình.

Nhưng tôi bị vu oan là mang tội ăn cắp. Ở trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh thì được nhà vua cho vào diện kiến. Tôi nói rõ sự tình cho vua nghe. Lí Thông bị trừng trị. Còn tôi được lấy công chúa.

16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:

– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.

Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: – Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

2 tháng 5 2023

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ lúc lấy vợ, anh tôi lại trở nên lười biếng. Một hôm, anh trai gọi tôi đến nhà để bàn chuyện chia gia sản. Anh chia cho tôi một túp lều tranh, trước lều có một cây khế. Tôi là em nên chỉ biết nghe theo.

Hằng ngày, vợ chồng tôi đều chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế sai trĩu quả. Tôi bàn với vợ đem khế đi bán. Hôm đó, tôi ra vườn, định trèo lên hái khế thì nghe thấy tiếng rung lắc mạnh. Tôi vào nhà gọi vợ cùng ra xem. Thì ra có một con chim lớn đang ăn khế. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn khế. Vợ tôi lo lắng, liền chạy ra nói với chim:

- Thưa ngài chim thần, ngài ăn như thế thì nhà con còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ tôi làm theo lời chim nói, may một chiếc túi ba gang. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên.

Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, hạ xuống một cái hang. Từ cửa hang đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Thấy bên trong hàng vừa sâu vừa tối, tôi chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Sau đó, tôi ra hiệu cho chim bay về. Kể từ đó, cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn trước. Hai vợ chồng còn giúp đỡ những người nghèo khó trong làng.

 

Tiếng lành cứ thế đồn xa, đến tai anh trai tôi. Một hôm, anh đến chơi rồi gặng hỏi. Tôi liền kể cho anh nghe. Xong, anh đòi đổi hết tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thấy anh tha thiết cầu xin nên tôi cũng bằng lòng.

Từ lúc dọn đến sống, vợ chồng anh tôi chỉ ăn và ngồi chờ chim thần tới. Mãi đến một hôm, chim thần đến. Họ mới chạy ra nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế. Chim ăn hết rồi thì lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.

Nhưng vợ chồng anh trai tôi đã may hẳn chiếc túi mười gang. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Anh tôi không chỉ lấy đầy tay nải, mà còn nhét cả vào túi quần túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai của tôi bị sóng cuốn, bao nhiêu của cái cũng mất hết.

12 tháng 5 2023

hihiok bạn 

6 tháng 3 2022

kể lại truyện cổ tích j bạn

6 tháng 3 2022

cám đi bn

28 tháng 2 2022

ko chép mạng nha mn

28 tháng 2 2022
6 tháng 5 2022

Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.

Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.

Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.

Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:

- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.

Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.

Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.

Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.

Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.

Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

6 tháng 5 2022

đây nha bạn

 

tham khảo :

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi ào. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

câu truyện cây khế

8 tháng 2 2022

Tham khảo:Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.

Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.

Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

6 tháng 3 2022

Tham khảo:

Gia đình tôi vốn làm nghề nông. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tôi cũng có chút của ăn của để. Khi họ mất, tôi và anh trai cùng cũng chăm chỉ làm lụng. Đến khi lấy vợ, anh trai tôi bỗng trở nên lười biếng. Một hôm, anh gọi tôi đến chia gia sản. Tôi được một túp lều, trước cửa có một cây khế. Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì.

Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chỉ làm ăn, chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, khế chín. Tôi bàn với vợ đem khế ra chợ bán. Sáng hôm sau, tôi ra vườn hái khế thì nhìn thấy trên cây khế có một con chim to đang ăn khế. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói:

- Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?

Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng.

Nói rồi chim bay đi. Hai vợ chồng tôi bàn nhau may một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển, đáp xuống một cửa hang. Có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Tôi nhặt đầy túi rồi ra hiệu cho chim qua về. Từ đó, gia đình tôi có cuộc sống sung túc hơn. Tôi và vợ còn giúp đỡ cả những người dân nghèo khổ.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một hôm, anh đến nhà tôi rất sớm. Anh thương lượng với tôi muốn đổi toàn bộ gia sản với túp lều và cây khế. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng.

Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Sáng hôm sau, chim thần cũng đưa anh tôi tới hòn đảo nọ. Anh tôi mang theo hẳn chiếc túi mười gang, rồi cố gắng nhét đầy vàng bạc. Trên đường trở về nhà, chim gặp gió lớn đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng đánh ra xa, trôi hết của cải. May có người dân đi qua cứu được. Khi trở về, anh trai tôi rất ân hận, liền quyết tâm thay đổi.

29 tháng 12 2018

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu cổ tích có "Tấm Cám", truyện ngụ ngôn có "Thầy bói xem voi" thì truyền thuyết có "Ta và Mị Châu - Trọng Thủy". Truyền thuyết là "nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phản ánh tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc... Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó." Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại. Truyền thuyết "Ta và Mị Châu, Trọng Thủy", trích truyện "Rùa Vàng" trong "Lĩnh Nam chích quái", đã nói lên chiến công của ta là vua Âu Lạc xây thành, chế nỏ, giữ nước thành công và bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của ta.

Trong buổi đầu dựng nước, ta đã rất có công với dân tộc. Ta cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ta bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ta dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ta đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ta còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho ta một cái vuốt. Ta đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng ta quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ.

Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn của ta. Khi Đà sang cầu hôn, ta đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.

"Một đôi kẻ Việt người Tàu

Nửa phần ân ái nửa phần oán thương"

"Một đôi kẻ Việt người Tàu" lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng ta không hề màng tới điều đó. Có lẽ ta chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ta không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ta nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ta đã đưa cả cơ đồ "đắm biển sâu".

Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, ta dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ta "vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: 'Đà không sợ nỏ thần sao?'" ta đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ta mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ta chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ta còn không nhận ra được đâu là giặc, ta chỉ ngửa mặt kêu "trời" mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!" thì ta đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ta là một vị minh quân. Ta đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ta. Khi ta không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ta lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bảo ta và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ta. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết "vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển" đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ta về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp?

Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của ta mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại "vô tư" đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa "tình nhi nữ" và "việc quân vương". Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ "tòng" thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?". Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là "người một nhà". Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau". Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình.

"Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn

Những chiếc lông không tự biết giấu mình"

Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã "vô tình" đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ.

Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như ta "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà". Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong "Tâm sự" đã nói:

"Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu

Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống

Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng

Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào

Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu

Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác

Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước

Nên em ơi ta đành tự nhắc mình"