K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phú sông Bạch Đằng Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình? • A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều. Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)? • A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão. • B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng. • C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân. • D. Bạch Đằng hải...
Đọc tiếp

Phú sông Bạch Đằng
Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình?
• A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều.
Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)?
• A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão.
• B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng.
• C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân.
• D. Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi.
Câu 3 Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại phú theo lối cổ thể mà Trương Hán Siêu sử dụng trong bài văn Bạch Đằng giang phú?
• A. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.
• B. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi.
• C. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
• D. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
Câu 4 Trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có những địa danh, địa danh nào sau đây không lấy từ điển cố Trung Quốc?
• A. "Ngũ Hồ".
• B. "Tam Ngô".
• C. "Cửa Đại Than".
• D. "Cửu Giang".
Câu 5 Đoạn đầu của bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho thấy nhân vật Khách là người như thế nào?
• A. Một người ham đọc sách và có hiểu biết rộng.
• B. Một bậc du tử, ham thích thú tiêu dao, một con người lịch lãm và từng trải.
• C. Một con người từng trải, lịch lãm tìm về nơi chiến địa xưa để hồi nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi trẻ của mình.
• D. Một nghệ sĩ tài hoa ham thích thú tiêu dao.
Câu 6 Đọc câu văn: "Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng - Bởi đại vương coi thế giặc nhàn" (Phú sông Bạch Đằng). Câu văn trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào?
• A. Trần Quốc Tuấn. • B. Trần Nhân Tông. • C. Trần Thánh Tông. • D. Trần Thủ Độ.
Câu 7 "Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là tên chữ của
• A. Đào Tiềm. • B. Gia Cát Lượng. • C. Lý Bạch. • D. Tư Mã Thiên.
Câu 8 Tại sao bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
• A. Vì bài phú đã vận dụng thể văn biền ngẫu một cách linh hoạt, diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, mọi diễn biến của sự việc.
• B. Vì cấu tứ đơn giản chỉ có hai nhân vật "khách" và "các bô lão" đối đáp, ngôn ngữ chau truốt, bóng bẩy.
• C. Vì bố cục logic, chặt chẽ, mạch lạc, xây dựng được hình tượng độc đáo là con sông, vừa là một thiên nhiên sinh động và cụ thể, vừa như một nhân chứng lịch sử vô hình thâm trầm, sâu sắc.
• D. Vì bố cục bài rất logic, chặt chẽ, mạch lạc; hình tượng nghệ thuật được sáng tạo thật tuyệt vời, vừa có tính tạo hình vừa giàu khả năng biểu hiện; ngôn từ vừa sâu sắc triết lí vừa nồng nàn tình cảm, vừa giàu chi tiết cụ thể vừa sâu đậm chất khái quát, vận dụng thể văn biền ngẫu.
Câu 9 Về nghệ thuật thể hiện trận đánh trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, nhận xét nào sau đây là sai?
• A. Dùng những hình ảnh phóng đại mang tính ẩn dụ để nói về nỗi nhục nhã không cùng mà kẻ thù xâm lược tự chuốc lấy.
• B. Dẫn những điển tích rất phổ biến nói về những trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc, tạo sự liên tưởng về tầm vóc chiến thắng của ta và thất bại của giặc trên sông Bạch Đằng.
• C. Dùng thủ pháp chơi chữ, dùng nghệ thuật miêu tả, dựng lại quang cảnh trận đánh làm hiện ra trước mắt người đọc.
• D. Sử dụng lối văn biền ngẫu, các vế đối nhau nhịp nhàng, cùng với việc vận dụng các câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng khốc liệt của trận đánh cũng như những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật.
Câu 10 Trong bài “Phú sông Bạch Đằng”, lời kể của các bô lão với nhân vật khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
• A. Lời kể hết sức cụ thể, chân thực, chi tiết.
• B. Lời kể rất súc tích, cô đọng giàu sức gợi.
• C. Giọng điệu u hoài, tiếc nhớ.
• D. Lời kể mang đậm vẻ bùi ngùi xót xa.
- Mọi người giúp em giải với ạ. Em cảm ơn

0
21 tháng 11 2019

Chọn đáp án: C

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Các vần được gieo trong bài thơ

vàng – sang, mây – ngây, làng – chang chang

Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh

làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,....

Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường

 

nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bố cục: 

+ Đề (câu 1,2): Cảnh thu trên cao

+ Thực (câu 3,4): Cảnh thu dưới thấp

+ Luận (câu 5,6): Nỗi nhớ quê hương da diết

+ Kết (câu 7,8): Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân

- Cách gieo vần: 

+ Bài thơ chỉ gieo một vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8. Cuối các câu 1-2-4-6-8 bài Thu hứng lần lượt là các vần bằng: lâm-sâm-âm-tâm-châm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Luật bằng-trắc

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. 

T   T   B      B   B   T      B

B   B   B   T   T      B   B

B   B  B      T   B   B      T

T   T   B      B   T   T      B

B   T   T      B   B   T      B

B   B   T      T   T   B      B

B   B   T      T   B   B      T

T   T   B      B   T   T      B

- Về đối: đối thanh, đối ý ở câu thực và câu luận

Câu thơ

Phiên âm

Dịch nghĩa

3 - 4

Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm

Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u

5 - 6

Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ

Tha nhật lệ >< cố viên tâm

(B T T >< T B B)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)

Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn trên.

- Đánh dấu câu văn nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

Lời giải chi tiết:

- Câu văn nêu luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

- Câu văn nêu lí lẽ:

+ Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy.

+ Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.

- Câu văn nêu bằng chứng:

+ Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư?

+ Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

7 tháng 5 2023

- Câu văn nêu luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

- Câu văn nêu lí lẽ:

+ Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy.

+ Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.

- Câu văn nêu bằng chứng:

+ Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư?

+ Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Câu văn nào nêu luận điểm

+ “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.”

- Câu văn nào nêu lí lẽ

+ “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.”

- Câu văn nêu bằng chứng:

+ “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4