Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
• Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là: sự ra đời nhà nước, thành Cổ Loa, trống đồng Đông Sơn,....
- Sự ra đời của nhà nước:
+ Nhà nước Văn Lang (ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm) và nhà nước Âu Lạc (ra đời cách ngày nay khoảng 2300 năm).
+ Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng vườn; đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Cả nước được chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu.
- Thời Âu Lạc, người Việt cổ đã xây dựng được thành Cổ Loa và biết chế tạo nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng.
- Trống đồng Đông Sơn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn được dùng trong lễ hội, làm hiệu lệnh chiến đấu....
Tham khảo!
♦ Nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ hình thành và phát triển ở lưu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,...
- Nhà nước:
+ Cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay).
+ Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho Vua là lạc hầu, lạc tướng.
- Trống đồng Đông Sơn: trống đồng Đông Sơn vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.
Tham khảo!
Một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định năm 1698: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía nam, lập nên phủ Gia Định. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết: “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn là huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn.”
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911: Ngày 5 - 6- 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”
- Chiến thắng 30/4/1975: Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thằng vào Dinh Độc Lập, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyên Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thẳng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
THAM KHẢO
- Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành.
- Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
Một số dòng sông là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
Đặc điểm sông ngòi: chảy qua các vùng có độ cao khác nhau
=>sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh
Tham khảo~
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
- Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
- Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.
- Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
1:Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
2:Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
3:Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế. - Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).
Tham khảo!
- Phố cổ Hội An lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán người Hoa, Chùa Cầu,...
♦ Nhà cổ:
+ Các nhà cổ ở Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.
+ Không gian kiến trúc nhà gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.
♦ Hội quán người Hoa
+ Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa.
+ Các hội quán ở Hội An được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa; tiêu biểu là các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...
♦ Chùa Cầu
+ Chùa Cầu tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
+ Chùa Cầu được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh,...
Tham khảo:
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc: cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.
- Trống đồng Đông Sơn: có nhiều loại, đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ, là nhạc cụ thường được sử dụng trong các lễ hội.
- Nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng.