K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

♦ Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng Minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và khu vực Mĩ Latinh. Cụ thể:

- Ở khu vực châu Á:

+ Tại Mông Cổ: năm 1924 Mông Cổ hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Năm 1940, định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển kinh tế - văn hóa.

 

+ Tại Triều Tiên: tháng 9/1948, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển phát triển đất nước.

+ Tại Trung Quốc: tháng 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Việt Nam: Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Lào: tháng 12/1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh: sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.

- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

♦ Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh

- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
♦ Kết luận: Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Trung Quốc

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Mông Cổ

Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.

♦ Triều Tiên

+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

♦ Lào

+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).

+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

♦ Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.

+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

5 tháng 8 2023

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

CNXH hiện thực ra đời từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917), sau năm 1945, đã trở thành hệ thống XHCN thế giới. Trong hơn 70 năm tồn tại, CNXH đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Vì nhiều lý do, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sự sụp đổ này không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH. Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trước đây, mô hình “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đang cho thấy một xu hướng phát triển mới của nhân loại hướng tới CNXH.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Anh:

+ Đầu thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và là chỗ dựa của tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.

+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
- Tiền đề chính trị dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ như: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng; luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,...

+ Những chính sách cai trị và đạo luật hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ, làm cho quan hệ giữa chính quốc với nhân dân thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng.

- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của giai cấp tư sản.

2 tháng 8 2023

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.

 Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.

+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số thông tin về đất nước Cu-ba

- Đất nước Cu-ba có hình dạng giống một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Caribê, rộng khoảng 111.000 km2 với dân số khoảng 11,29 triệu người (2023).

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cu-ba ngày càng phát triển. Đến ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1961 đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu quan trọng.

- Đến nay, toàn dân Cu-ba được bảo đảm một nền giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao miễn phí; an sinh xã hội được phổ quát đến mọi tầng lớp nhân dân; 100% người dân biết đọc, biết viết; không còn trẻ em suy dinh dưỡng; tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong hạ xuống sát mức 4/1.000; tuổi thọ bình quân của người dân xấp xỉ 80 tuổi; văn hóa, thể thao sôi động và lành mạnh; chỉ số phát triển con người đạt gần 0,8 điểm, ngang với các nước phát triển trên thế giới; là một trong 20 quốc gia có chỉ số y tế cao nhất thế giới; môi trường sinh thái được bảo đảm nghiêm ngặt...

- Việc Cuba kiên trì con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa là một trong những nguồn động viên, cổ vũ cho phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và quyền phân phối phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở một số nước Mỹ Latinh.