K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2020

4)

Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.

Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung cùa nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhất bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...

Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.

Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học - tìm hiểu kiến thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.

20 tháng 1 2020

giúp mình mấy câu kia nữa ạ

BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dướiLần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ...
Đọc tiếp

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ

bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một

vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,

họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

1. Giải nghĩa từ "phong cách" trong tiêu đề của văn bản này. Giải thích vì sao văn bản Phong cách Hồ Chí Minh lại

được xem là văn bản nhật dụng? (1,0 điểm)

2. Ghi lại trong đoạn văn trên các từ thuộc trường từ vựng truyện cổ tích và trường từ vựng giản dị. Việc sử dụng

đan xen hai trường từ vựng này trong đoạn văn mang lại hiệu quả gì? (1,0 điểm)

3. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết và cũng không tha thiết với những giá trị văn hoá truyền thống: từ trang

phục, nghệ thuật đến lịch sử của dân tộc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình

về hiện tượng trên.(3,0 điểm)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. Cho biết

tên tác giả. (0,5 điểm)

 

Giúp mình với ạ!!!!!

0
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

17 tháng 3 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống 

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa 

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

10 tháng 10 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

17 tháng 4 2020

Theo mình   là tự sự

23 tháng 10 2016
Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới. Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh. Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh. Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm. Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. 

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

 Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh. Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng: Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại… Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận: Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác. Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường: Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc: Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao… Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp. Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại. Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên. Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét: Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại. Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.  Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
22 tháng 10 2016

Mình học qua lâu rồi nên k nhớ đoạn trích trên nên mình giụpban phần b được thôi

 

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền. 
                   ( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, dẫn theo Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 3)
1.1. Chủ đề của đoạn văn là gì?
1.2. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về liên kết câu, hãy viết một đoạn văn (không quá mười lăm dòng)với chủ đề sau: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

 

1
24 tháng 4 2020
1.1. Chủ đề của đoạn văn là "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn."