K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn phiền lụy đến hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”

(Trích SGK, Ngữ Văn 8, tập 1, NXBGD)

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

3. Cho những câu văn sau:

“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”

- Những câu văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào?

- Em hiểu những suy nghĩ đó như thế nào?

4. Viết đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Đoạn văn sử dụng một câu bị động, gạch chân và chú thích đầy đủ.

5. Kể tên một tác phẩm khác cũng viết về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. (Chỉ rõ tên tác giả.)

 

0
Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

0
8 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Câu văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo.

“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”

Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc, ông giáo đã nhận ra tấm lòng, nhân cách cao đẹp của lão Hạc vẫn vẹn nguyên, không thể bị xói mòn trước thực trạng xã hội đầy những dối trá, lừa lọc. Qua đó khẳng định niềm tin tưởng mạnh mẽ của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc -  nhân cách một người lao động lương thiện. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn, sự xót xa cho số phận những người nông dân trong xã hội cũ. Dù có nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng nhưng lại phải chịu một cuộc đời đầy bất hạnh, một cái chết quá dữ dội

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a, 

Ta có thể hiểu ý nghĩa từ những lời của nhân vật "tôi"  theo cách sau hiểu sau:

Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Chi tiết lão Hạc xin bả chó đã "đánh lừa" không chỉ đánh lừa ông giáo mà còn muốn đánh lừa cả người đọc, khiến cũng ta không khỏi xót xa, chua chát.

Thứ hai : "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ được tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng. Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của lão Hạc nói riêng và của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.

b,

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Lão Hạc

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

2. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:…“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

…“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc. (1,0 điểm)

Câu 4: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích, tác dụng của nó? (1,0 điểm)

0
     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:          … “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ...
Đọc tiếp

     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
          … “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.
                                                             ( Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1 (1đ). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (1đ). Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (1đ). Tìm các hình ảnh miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.
Câu 4 (1đ). Xác định từ tượng hình có trong đoạn trích? Nêu tác dụng.
PHẦN II (6 điểm)
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ. Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn.
 

3
20 tháng 10 2021

câu 1 tự sự

câu 2nội dung của đoạn trích là cái chết của Lão Hạc

câu 3Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. 

câu 4

Biện pháp tu từ liệt kê “ vật vã trên giường “, “ đầu tóc rũ rượi” , “ quần áo xộc xệch”, “hai mắt long sòng sọc”

Tác dụng 

+ Làm câu văn giàu hình ảnh, đi vào lòng người đọc

+ Diễn tả cái chết đau đớn , quằn quại của lão hạc

+ Thái độ thương xót, đồng cảm của tác giả

20 tháng 10 2021

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nàoỞ Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.