K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2017

- Mặc dù có nét nghĩa nào đó giống thuật ngữ điểm tựa trong Vật lí (điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản)

+ Điểm tựa trong đoạn thơ có nghĩa là chỗ dựa tin tưởng, gánh trọng trách: được dùng với tư cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 1. (2 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:“Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)a) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)  b) Em hiểu gì nhan đề Mùa xuân nho nhỏ?...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm) 
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
a) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)  
b) Em hiểu gì nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? (0,5điểm)  
c) Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ. (1điểm)  
Câu 2. (3 điểm) 
Giữa những ngày cả thế giới đang căng mình chống dịch Covid 19, người sáng lập Microsoft – tỷ phú Bill Gates đã nhắn gửi thông điệp đầy ý nghĩa về bài học mà mỗi người chúng ta học được qua lá thư đáng suy ngẫm: "Virus Corona thực sự dạy chúng ta điều gì?"có đoạn:
- Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau. Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. (0,5điểm)  
b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: “Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau.” (1,5điểm)  
c) Khái quát nội dung chính đoạn trích bằng một câu khái quát. (1điểm)  
Câu 3. (5 điểm) 
Qua vẻ đẹp hào hùng của nhân vật Lục Vân Tiên trong  đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu, hãy trình bày ý kiến về lý tưởng nhân nghĩa trong xã hội hiện nay. 
-Hết-

4
5 tháng 4 2020

câu 1 :

a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.

b)Nhan đề bài thơ: không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nươc, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người.

c)

Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Sức mạnh của thơ 5 chữ là dễ nhớ, dễ thuộc, nhẹ nhành đi vào lòng người một cách tự nhiên và lưu giữ bền lâu ở trong đó.Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người.Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. Xu thế hướng nội nhưng không làm phai nhạt ánh sáng của mùa xuân, ánh sáng của niềm tin tưởng mà tác giả đã tinh tế kí thác trong từng câu từng chữ.

câu 2 mai mình làm nhé buồn ngủ quá r 

5 tháng 4 2020

bài 2 :

a)PTBĐ chính : Nghị Luận

b) gạch chân - CN ; in đậm - VN ; in nghiêng ; TN

Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau

c) bạn cho mình rõ là đoạn trích nào nhé ! đoạn :''Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau'' hay là đoạn ''Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau. Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.''

 I. ĐỌC HIỂU:  (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau:Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đổi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước....
Đọc tiếp

 I. ĐỌC HIỂU:  (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đổi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào trong máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)                                                                                                                                     

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu “Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti”thuộc kiểu câu gì?.

Câu 4. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”

Câu 5. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào trong máy tính?”

Câu 6. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận không ? Vì sao ?

0
19 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

26 tháng 2 2022

1. Từ "chân" dùng theo nghĩa chuyển. Từ "chân ruộng" chỉ một loại ruộng.

2. Từ địa phương trong đoạn trích là: vưỡn. Từ đó tương đương với từ: vẫn.

3. Ông Hai và những người tản cư rất tự hào về con người, quê hương. Họ vừa lao động, vừa chiến đấu.