Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 câu thơ là lời tâm sự của cha với con. Có thể trước đây người cha cũng từng có ước mơ được sống và gắn bó với biển cả. Khi gặp ước mơ bây giờ của con, người cha bỗng nhiên như tìm lại được mình ngày xưa
a. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )
b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)
1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.
2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.
3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).
Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...
Câu 1:
Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì
Câu 2
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:
Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!
Câu 3
- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.
- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 4
- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.
+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
Câu 1:
Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì
Câu 2
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:
Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!
Câu 3
- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.
- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 4
- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.
+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.