K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỌC: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế? (2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trungvào các vấn đề: biến đổi khi hậu; hiệu ứng nhà kinh; tình trạng ô nhiễm không khi rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, sự suy giảm tỉnh đa dạng sinh học.... Nói riêng vé sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biển mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng Không chỉ thể, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biển mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1000 lần, thậm chi gấp 10 000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí, đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang đã xả khi thải, xả rác vô độ... (3) Trái Đất là "mẹ" của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm "mẹ" đau đớn, đồng thời đến những nghi anh em" của mình tới tình trạng diệt vong Một khi những "người anh em" trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình? (Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tháng 10/2020). I. Chọn đáp án đúng: Câu 1. Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào? A. Nếu bằng cách dẫn một ý kiến, nhận định tiêu biểu B. Nếu bằng cách đặt câu hỏi gợi mở C. Nếu bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về ngày tháng D. Nếu trực tiếp trong câu đầu tiên, có dẫn tên một tổ chức quốc tế lớn Câu 2. Các số liệu được nêu trong đoạn (2) của văn bản cho biết điều gì? A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất D. Tốc độ biển mát ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã Câu 3. Câu "Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị hại hoại và xuống cấp nghiêm trọng" được dùng để A. Nếu bằng chứng về sự tổn thương của Trái Đất B. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luậnD. So sánh Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: "Phải nói rằng chúng ta đang làm "mẹ" đau đớn, đồng thời đẩy những "người anh em" của mình tới tình trạng diệt vong "7 D. Nêu ý kiến về vẫn đề cần bàn luận trong đoạn văn C. Nêu lý do cần có Ngày Trái Đất B. Điệp ngữ 11. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 5. Tìm trong văn bản: a. Một câu nếu thông tin cụ thể b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề Câu 6. Một khi những “người anh em" trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiều cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây. Câu 7. Đọc câu văn. "Các thảm hoạ môi trường nổi trên không chỉ đe dọa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người. " và thực hiện các yêu cầu sau a. Xác định các tử Hán Việt trong cầu trên. b. Giải thích nghĩa của yếu tố huy trong từ huy diệt c. Tìm ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa được giải thích ở câu bị C. Hoán dụ A. Án dụ

1
16 tháng 4 2023

Giúp mình với. Mình cần gấp

ĐỌC (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoả của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy. Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao...
Đọc tiếp

ĐỌC (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoả của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy. Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế? (2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trungvào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học.... Nói riêng về sự suy giảm tinh đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng Không chỉ thể, theo ước tỉnh của các nhà khoa học, tốc độ biển mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1000 lần, thậm chỉ gấp 10 000 lần so với tốc độ bình thưởng. Nhìn chung. tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang đã xã khi thái, xả rác vô độ... (3) Trái Đất là "mẹ" của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm "mẹ" đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em" của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những "người anh em" trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình? (Theo Trần Dương (tổng hợp), bảo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020) I. Chọn đáp án đúng:

1
16 tháng 4 2023

chọn đáp án đúng nhưng câu hỏi đâu rồi bạn ? 

16 tháng 4 2023

Mình quên mất chưa ghi. Mình đã đăng lại 1 bản mới rồi. Mong bạn giúp mình.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế? (2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1 000 lần, thậm chí gấp 10 000 lân so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ;... (Theo Trần Dương (tổng hợp), Báo điện tử Đất Việt – Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020) Câu 2. Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.” và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên. b. Giải thích nghĩa của yếu tố “huỷ” trong từ “huỷ diệt”. c. Tìm ba từ có yếu tố “huỷ” với nghĩa được giải thích ở câu b. Câu 3. Xác định câu văn có chứa dấu chấm phẩy trong đoạn trích. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong trường hợp này. Câu 4. Xác định và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu văn: “Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất”. Câu 5: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung đoạn trích, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây. Trong câu trả lời có sử dụng 01 trạng ngữ (gạch chân, chú thích rõ).

0
                           Có ai ko? Giúp tớ với! Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái...
Đọc tiếp

                           Có ai ko? Giúp tớ với! 

Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?

 Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1 000 lần, thậm chí gấp 10 000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ ...

Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?

(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)

Câu 1. (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Văn bản trên có mấy đoạn văn?

 

A. Một                          

B. Hai                  

C. Ba          

D. Bốn

 

2. Các số liệu được nêu trong đoạn văn thứ hai của văn bản cho biết điều gì?

A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng

B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất

C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất

D. Tốc độ biến mất ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”?

 

A. Ẩn dụ    

B. Điệp ngữ         

C. Hoán dụ          

D. So sánh

 

4. Câu văn: “Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.” có mấy trạng ngữ?

 

A. Một                     

B. Hai                

C. Ba                 

D. Bốn

 

Câu 2. (0,5 điểm) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Tìm trong văn bản một câu nêu thông tin cụ thể    

Câu 4. (1,0 điểm) Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên. Vì sao em có suy nghĩ như vậy?

Câu 5. (1,0 điểm) Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.”

Em sẽ làm gì để khắc phục “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người” đó?

 

0
3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Có ai cần viết thư UPU thì lấy nha Vào ngày 01/01/2017, ông Antonio Guterres (cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha) chính thức nhậm chức trở thành tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thay ông Ban Ki-moon. Ngay khi ngồi vào chiếc ghế nóng này ông sẽ phải ứng phó với vô vàn khó khăn vì những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt.- Vấn đề thứ nhất là cuộc nội chiến kéo dài gần 6...
Đọc tiếp

Có ai cần viết thư UPU thì lấy nha haha

Vào ngày 01/01/2017, ông Antonio Guterres (cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha) chính thức nhậm chức trở thành tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thay ông Ban Ki-moon. Ngay khi ngồi vào chiếc ghế nóng này ông sẽ phải ứng phó với vô vàn khó khăn vì những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt.

- Vấn đề thứ nhất là cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm ở Syria:
Cuộc nội chiến kéo dài đã cướp đi sinh mạng của hơn 330.000 người, khoảng 13 triệu người bị thương và rời bỏ nhà cửa từ khi nội chiến bắt đầu năm 2011. Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tàn khốc, nên bắt buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới an toàn hơn. Họ vô tình trở thành những người tị nạn đáng thương, liên tiếp gặp nạn trên biển Địa Trung Hải khi cố gắng vượt biển để đến châu Âu.

Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng. Điều này đã kéo Nga, Mỹ vào cuộc xung đột với một bên bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và một bên muốn xoá bỏ chế độ này, khiến thế giới không có được một ngày yên ổn.

- Vấn đề thứ hai là giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại lâu nay như: cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine; giám sát chặt chẽ thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và I-ran; giải pháp cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên; vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, di cư và kiểm soát biên giới đòi hỏi LHQ phải có biện pháp quyết liệt hiệu quả để ổn định lâu dài.

- Vấn đề thứ ba là xây dựng lại khối đoàn kết trong nội bộ LHQ. Sau 71 năm hoạt động chưa bao giờ cơ quan đa phương lớn nhất toàn cầu này lại rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết như hiện nay. Tổng thư ký LHQ cần“hành động với sự khiêm nhường để cố gắng tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể đến với nhau và vượt qua những khác biệt”.

- Vấn đề thứ tư là thâm hụt ngân sách LHQ, Ban Thư ký LHQ với khoảng 40.000 người cùng ngân sách hằng năm là 13 tỷ USD, nhưng hoạt động còn quan liêu và chưa hiệu quả. Điều này làm xoá mòn lòng tin của các nước thành viên về sự công bằng và thực thi pháp luật quốc tế.

Với nhiệm kỳ 10 năm, hi vọng ông Antonio có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Thực thi 17 mục tiêu mà LHQ đề ra trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 hướng đến một thế giới an ninh, thịnh vượng. Tuy nhiên để làm được điều này trước hết ông Antonio phải tạo được tiếng nói chung giữa 05 ủy viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.

6
8 tháng 12 2016

lấy làm j thế

limdim

lấy tìm chủ đề

Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh,...
Đọc tiếp

Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,…

Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.

3
17 tháng 8 2016

giúp mk vs mấy bn

17 tháng 8 2016

đề thi chuyển sinh ak pn

4 tháng 7 2021

Tôi đang bị bệnh rất nặng, phải trải qua những ngày tháng tuyệt vọng. Tôi đang chờ điều kỳ diệu mong manh.

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...