Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. "Tiền Đọc" là làng Đọc rất giàu có, nhiều của cải, tiền bạc.
"Thóc Nhữ" là làng Nhữ rất trù phú, đất đai màu mỡ, nên có nhiều thóc, lúa gạo.
"Chữ Chằm" là làng Chằm có truyền thống hiếu học, nhiều bậc hiền tại thông sâu hiểu rộng
Cả câu tục ngữ chỉ ra những đặc điểm nổi bật, truyền thống tốt đẹp của từng làng
2. Nghĩa tương tự câu (1)
3. Nghĩa tương tự 2 câu trước
núi xinh nước biếc
núi cao biển rộng
núi cao hưu tình
giang sơn gấm vóc
non xanh nước biếc
tấc đất tấc vàng
Chào bạn, câu trả lời của bạn đây nhé
Tuổi thơ của mỗi con người thường rất đẹp, nhất là khi mỗi chúng ta có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Nơi đó có tình cảm anh chị em trong sáng và rất mực gấn gũi. Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em đẹp đẽ đó trong truyên ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một truyện ngắn đã từng được giải thưởng Văn học quốc tế viết về "Quyền trẻ em".
Khi lần giở những trang của truyện ngắn trên, người đọc được nhà văn dẫn dắt vào tấn bi kịch của hai anh em Thành và Thủy. Hoàn cảnh của họ thật đáng thương: gia đình vốn khá giả, nhưng đột nhiên cha mẹ li hôn, Thành và Thủy không còn được sống bên nhau trong mái gia đình; hai anh em phải chia đồ chơi, Thủy phải từ giã lớp học để theo mẹ về quê. Và chi tiết là cho người đọc đau thắt lòng vì thương cảm, đó là có thể Thủy sẽ không được đi học nữa, vì mẹ của em đã chuẩn bị cho em một "thúng hoa quả" ra chợ bán. Trong bối cảnh bi đát này, tình anh em của Thành và Thủy càng tỏa sáng, như một lời kêu gọi thống thiết rằng đừng bao giờ chia lìa trẻ thơ dù với bất cứ lí do nào.
Với lối viết mộc mạc, bình dị, nhà văn Khánh Hoài đã để cho Thành và Thủy hồi tưởng lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi ấu thơ mà hai anh em được gắn bó bên nhau. Đó là kỷ niệm một lần Thành đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Cô em gái nhỏ dịu dàng ấy thương anh trai làm sao! Thành còn được em chăm sóc giấc ngủ bằng cách buộc nhíp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ, đặt nó cạnh đầu giường để canh gác cho anh trai ngon giấc. Một em bé ngây thơ đã có tấm lòng yêu quý anh như vậy, đủ để ta thấy Thủy là cô bé nhạy cảm, hiền hòa, bao dung xiết bao. Cô bé ấy xứng đáng được có tuổi thơ hạnh phúc bên anh trai mình. Đổi lại, Thành cũng rất thương em gái của mình. Dù đôi lúc, vì ham chơi, Thành có khi ít để ý đến em, nhưng lại cũng biết chăm sóc em rất chu đáo. Chiều nào, Thành cũng đón em đi học về, rồi vừa đi, vừa thủ thỉ nói chuyện với em. Thành chăm sóc em như thế, thật là một người anh tốt của bé Thủy. Chúng ta thấy yêu quý và trân trọng tình anh em của hai bạn nhỏ này vô cùng!
Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều ghềnh thác, trẻ thơ bị tổn thương bởi những bi kịch của người lớn. Cảnh tượng xót xa nhất trong câu chuyện, khiến ta thêm thương cảm đó là cảnh hai anh em chia đồ chơi. Vì quá thương em, Thành nhường hết mọi đồ chơi cho em. Còn Thủy, cô bé hiền dịu bỗng nhiên "tru tréo" lên vì thấy anh định chia rẽ hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Có lẽ đối với Thủy, hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cô bé không bao giờ muốn chúng phải chia tay. Trong giây phút đó, cái vị tha, cao cả bỗng tỏa sáng trong tâm hồn ngây thơ của Thủy. Thương anh vì rồi đây sẽ phải đơn độc, trong giấc ngủ sẽ chẳng bình yên, nên Thủy đã để cả hai con búp bê ở lại, để chúng âu yếm quàng vai nhau, như hình ảnh hai anh em chẳng bao giờ phải xa nhau nữa. Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau. Nỗi đau chia ly của trẻ nhỏ phải chăng khiến người lớn cũng phải nghĩ suy về hậu quả của những gia đình tan vỡ.
Tình anh em của hai đứa trẻ đáng thương còn thể hiện trong cảnh Thủy chia tay lớp học. Đó là lúc Thành ân cần lấy khăn lau nước mắt rồi dẫn em đến trường, cử chỉ nhỏ mà chan chứa yêu thương đó, càng khiến người đọc thêm mến yêu hai nhân vật nhỏ tuổi này. Với lòng thương em vô bờ bến, Thành đã chứng kiến cảnh Thủy chia tay bạn bè, cô giáo. Cậu đã nhìn thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt mọi người, thấy cô tặng cho Thủy chiếc bút và cuốn vở nhưng em nghẹn ngào thổ lộ rằng có thể mình sẽ chẳng còn được đi học nữa... Để rồi ra khỏi lớp học, Thành ngạc nhiên khi nhìn thấy nắng vẫn rực rỡ, chim vẫn hót trên cành cây, mà cả thế giới như đổ sụp xung quanh hai đứa trẻ. Lời văn như nghẹn ngào chua xót, bởi tâm hồn những đứa trẻ quá trong sáng mà cuộc sống thì thật là nghiệt ngã. Ở đoạn này, nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. Và lay động lòng người đọc hơn cả là một tiếng nói thôi thúc mỗi con người hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.
Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Khánh Hoài nhận được giải thưởng quốc tế khi viết một tác phẩm về thiếu nhi. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế những tình cảm trong sáng của tuổi thơ và nỗi đau của hai đứa trẻ. Tình cảm anh em vô cùng thân thiết, gắn bó đã khiến nội dung truyện ngắn thêm cảm động. Từ câu chuyện về Thành và Thủy, phải chăng nhà văn muốn nói lên rằng: đừng bắt những con búp bê phải chia tay nhau, cũng như hãy để anh em Thành và Thủy được ở bên nhau, có một tuổi thơ trong trẻo dưới mái nhà đầy đủ cha và mẹ. Chỉ có như thế, những đứa bé như hai anh em mới có được hạnh phúc thật sự.
Chúc bạn học tốt :3
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.
Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.
Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.
Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.
Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.
Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Nguồn: VnDoc.com
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tục ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
mik viết ngắn lắm rồi , cgucs bạn học tốt , nếu thik thì cho mik 1 tk nha