K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

Câu 3:

Cảm xúc nhà thơ khi ra về là niềm lưu luyến, bịn rịn trào dâng khi nhà thơ nghĩ đến phút chia tay. " nước mắt" của nhà thơ là nỗi đau xót khôn nguôi, không muốn xa rời được nhấn mạnh qua động từ trào. Từ tình cảm chân thành tha thiết ấy, nhà thơ ao ước được hóa thân thành "con chim hót quanh lăng Bác", "đáo hoa tỏa hương", "cây tre trung hiếu"để luôn được ở bên Người, chăm lo cho "giấc ngủ" của Người. Điệp từ ''muốn làm'' được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong câu cùng các hình ảnh ẩn dụ "con chim","đóa hoa","cây tre" đã thể hiện sâu sắc ước vọng chung của bất cứ một người con đất Việt nào…

20 tháng 2 2020

3. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhịp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.

14 tháng 12 2016
Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ Ðại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Cứ nhìn tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng.
 
 
28 tháng 8 2016

- Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè
-> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian
- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ
-> hoa lựu nở trong như những đốm lửa .
- Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè”
-> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng.
-> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh.
-> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình.

18 tháng 12 2018

Chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng trong các ví dụ sau:

a) Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn qungx trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ

So sánh

b) Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Nói quá
25 tháng 8 2016
1. Trình bày được suy nghĩ về ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh:
- Giải thích nhận định: Thơ cần ít từ ngữ. Thơ không chú trọng miêu tả cụ thể, chi tiết hiện thực đời sống như đời sống vốn có mà thơ chỉ nắm bắt lấy cái thần thái, hồn vía của hiện thực để truyền tới người đọc. Khi đến với người đọc, phần hiện thực ấy đã được khúc xạ, phản ánh qua cảm xúc, tâm hồn, tình cảm của nhà thơ về cuộc sống 
- Bàn luận :
+ Nhận định trên là đúng vì dung lượng thơ thường ngắn nên nhà thơ dùng không nhiều từ ngữ để miêu tả cụ thể, chi tiết đời sống như nó vốn có mà chỉ cốt nắm bắt cái thần thái, hồn vía của hiện thực ; thơ là tiếng nói của tình cảm, của trái tim nên bao giờ hiện thực được phản ánh trong thơ cũng mang tâm sự, nỗi niềm nào đó của nhà thơ (0,5 điểm).
+ Có như thế, thơ mới sâu sắc, thấm thía và để lại nhiều dư vị, cảm xúc cho người đọc .
+ Muốn làm được điều đó, nhà thơ phải có tài sử dụng nghệ thuật ngôn từ ; ngôn ngữ, hình ảnh phải cô đọng, hàm súc, giàu biểu cảm, giàu tính tạo hình..., đặc biệt là phải giàu cảm xúc, tình cảm và luôn thiết tha với cuộc sống .
+ Ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có ý nghĩa với người sáng tác và người cảm thụ thơ .
2. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ nhận định :
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và tác phẩm, thí sinh phân tích được bài thơ để làm sáng tỏ nhận định.
* Nội dung :
- Cảnh vườn tược thôn Vĩ không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ cốt bắt lấy cái hồn của một vùng quê tươi tốt, tràn đầy ánh sáng và sức sống, mang đậm chất Huế, có sự giao hòa với con người. Qua cảnh vườn Vĩ Dạ vào buổi sớm mai, Hàn Mặc Tử thể hiện tình cảm thiết tha, đắm say và niềm khát khao được trở về Vĩ Dạ .
- Cảnh mây trời, sông nước, thuyền, trăng xứ Huế được hiện lên chỉ với vài ba nét đơn sơ mà có hồn. Thần thái cảnh vật là vẻ mênh mang, hiu hắt, u buồn mà không kém phần huyền ảo, lung linh của xứ Huế mộng mơ, trầm lắng. Cảnh vật được khúc xạ qua nỗi buồn, nỗi khát khao vô vọng của một tình yêu đơn phương và dự cảm về một số phận ngắn ngủi, mong manh .
- Con người xứ Huế không được hiện lên rõ nét, đầy đủ về diện mạo, dáng hình mà chỉ
toát lên cái thần thái đoan trang, phúc hậu, kín đáo (khổ 1), nét dịu dàng, trong trắng, xa xôi (khổ 3). Qua hình ảnh con người xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ sự trân trọng, niềm yêu thương, nỗi đợi mong, khắc khoải đến cháy lòng về tình yêu, tình đời của một con người đang dần lìa xa cõi thế 
 Nghệ thuật :
Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật mà Hàn Mặc Tử đã sử dụng để nắm bắt thần thái cảnh vât và thể hiện cảm xúc, tâm sự của mình :
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi 
- Hình ảnh thơ vừa thực, vừa ảo, giàu tính tượng trưng, giàu sức gợi 
- Hệ thống câu hỏi tu từ tạo nên sự liên kết giữa các khổ thơ và giọng điệu khắc khoải của bài thơ 
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc 
 Cho đoạn trích sau:Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn...
Đọc tiếp
 Cho đoạn trích sau:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
[…] Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( Ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la , tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã giảm hẳn số lượng người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “ Một Châu Âu ko còn thuốc lá”.
                                         (Trích Ngữ văn 8, Tập 1, Tr.120, 121)
Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Từ các giải pháp được nêu trên, theo em Việt Nam chúng ta đã thực hiện được những việc nào? Bản thân em cần làm gì để góp phần thực hiện chiến dịch chống thuốc lá?
Từ ngữ liệu và văn bản vừa tìm được, tác giả muốn gởi đến người đọc những thông điệp gì?

Giúp mình với ạ
0