Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điều kì diệu gì khi đến Ma-rốc mà tác giả cảm nhận được là:
- Những sóng cát mới phút trước còn đang vàng óng ả, phút sau chỉ còn chút ánh hồng khi hoàng hôn vừa tắt và rồi thật lặng lẽ vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm.
- Khi cả biển cát xám như không còn chút sức sống bỗng tỉnh giấc hồi sinh trong ánh bình minh lộng lẫy và khoác lên mình sắc cam đỏ rực rỡ.
1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
3.
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét
- Bức tranh Ma-rốc trong bài được tả bằng những màu sắc: Vàng óng; xanh ngắt; ánh hồng; xám; cam.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc vô cùng sinh động, gợi tả chân thực hình ảnh của sa mạc vào các thời điểm trong ngày.
Học sinh trao đổi về câu chuyện và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của Giáo viên
a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:
- Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.
- Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.
- Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.
a. Nêu lí do thích câu chuyện
b. Ở câu văn đầu tiên, bạn nhỏ giới thiệu câu chuyện mình thích và khẳng định sức hấp dẫn của câu chuyện ấy.
c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn nhỏ nêu những lí do khiến mình thích câu chuyện, đó là: lời kể thú vị, hình ảnh miêu tả vô cùng sống động, ch tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.
d. Câu cuối đoạn văn nói về ước mơ được đặt chân lên phi thuyền của bạn nhỏ.
Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm xúc yêu mến và ngọt ngào với bầu trời và lòng vui bối rối và nhớ nhà nhớ quê, nhớ đồng.
a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước nguy nan khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta.
b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện lòng quyết tâm giết giặc cứu nước.
c, Câu chuyện muốn nói lên ý chí, tình yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết dân tộc.
Điều gợi cho tác giả cảm giác Ma-rốc như một “thế giới bước ra từ những câu chuyện cổ tích” là:
- Có ngàn lẻ một điều huyền bí.
- Những bãi sa mạc mênh mang, những ngày nắng chói chang và dải trời xanh ngắt.