Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Em có thể vẽ biểu đồ Đường
b) Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng Việt Nam:
- Từ năm 1943 đến năm 1995, diện tích rừng của Việt Nam giảm mạnh từ 14,3 triệu ha xuống còn 9,3 triệu ha. Đây là kết quả của việc khai thác rừng trái phép, chặt phá rừng để lấy đất làm ruộng, xây dựng đô thị, công trình giao thông, v.v.
- Từ năm 1995 đến năm 2003, diện tích rừng của Việt Nam tăng trở lại từ 9,3 triệu ha lên 12,1 triệu ha. Đây là kết quả của việc triển khai các chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng, tăng cường quản lý và kiểm soát khai thác rừng.
- Từ năm 2003 đến năm 2005, diện tích rừng của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ từ 12,1 triệu ha lên 12,7 triệu ha. Đây là kết quả của việc tiếp tục triển khai các chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng, tăng cường quản lý và kiểm soát khai thác rừng.
Tổng quan, diện tích rừng của Việt Nam đã giảm mạnh trong giai đoạn 1943-1995, nhưng đã có sự tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 1995-2005. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi khí hậu và sự gia tăng của nhu cầu phát triển kinh tế.
Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2011
Tính năng suất lúa của Ấn Độ
Năng suất lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 – 2011:
- Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định.
+ Trong giai đoạn trên, diện tích lúa Ấn Độ tăng 3% (tăng gấp 1,03 lần).
+ Sự tăng trưởng không ổn định thể hiện ở chỗ: giai đoạn 1990 – 2000 tăng, giai đoạn 2000 – 2005 giảm, giai đoạn 2005 – 2008 tăng, giai đoạn 2008 - 2011 giảm (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng liên tục, tăng 41,6% (tăng gấp 1,38 lần).
- Sản lượng lúa cũng có tốc độ tăng liên tục, tăng 37,5% (tăng gấp 1,42 lần).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là sản lượng và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là diện tích.
* Giải thích
- Diện tích lúa tăng là do mở rộng diện tích, đẩy mạnh thâm canh. Tuy nhiên, diện tích chưa có sự tăng trưởng ổn định là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi và các tai biến của thiên nhiên như: hạn hán, bão lụt, ..
- Năng suất lúa tăng nhanh nhất là do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa như: ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản, tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, ...), ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp, ...
- Sản lượng lúa tăng là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là do tăng năng suất.
a) Năng suất lúa của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 21,5%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng giảm (giảm 17,7%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 35,4%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh nhất, giảm chậm nhất là năng suất lúa.
* Giải thích
Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản giảm là do:
- Một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
- Chuyển một số diện tích trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, bởi vì quá trình đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển nhanh.
a) Năng suất ngô của châu Á
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990- 2010:
- Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của châu Á đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Diện tích ngô tăng 37,7%.
+ Năng suất ngô tăng 39,3%.
+ Sản lượng ngô tăng 91,5%.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của châu Á không đều nhau. Sản lượng ngô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là năng suất ngô, còn diện tích ngô có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của châu Á không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).