Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc tập trung đông dân ở các thành phố có thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
• Tập trung đông dân ở các thành phố có thể giúp tăng cường sự phát triển kinh tế, vì các thành phố thường là trung tâm của hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa và giải trí.
• Đông dân cũng có thể giúp tăng cường sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
• Các thành phố có thể tận dụng được lợi thế về hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông, internet, v.v... để phục vụ cho nhu cầu của người dân.
2. Khó khăn:
• Tập trung đông dân ở các thành phố có thể gây áp lực lớn lên hạ tầng, môi trường, an ninh và trật tự công cộng của thành phố.
. Nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, nước uống, không khí trong lành, v.v... của đông dân cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cho người dân.
• Đông dân cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về an ninh, trật tự và tội phạm, do sự chen chúc và cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm và nguồn thu nhập.
Vì vậy, để tận dụng được lợi thế và giải quyết được những khó khăn của việc tập trung đông dân ở các thành phố, cần có kế hoạch quy hoạch phát triển đô thị bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Cần tăng cường đầu tư vào hạ tầng, giáo dục, y tế,văn hóa và giải trí, để đáp ứng nhu cầu của người dân và giảm thiểu áp lực lên môi trường và an ninh.
Thuận Lợi:
- Nguồn thức ăn và sống cơ bản: Sóng và thủy triều cung cấp một nguồn thức ăn phong phú cho nhiều loài sinh vật biển. Các loài cá và giảm khí oxy.
Khó Khăn:
- Nguy cơ mất mát nhân mạng: Sóng và thủy triều mạnh có thể gây ra nguy cơ mất mát nhân mạng và thiệt hại tài sản đáng kể. Các cơn bão có thể gây ra sóng biển cao và lũ lụt nghiêm trọng.
- Tác động tiêu cực đến môi trường: Sóng mạnh và thủy triều cao có thể gây ra sự phá hủy môi trường, bao gồm sự tổn thất của rạn san hô, rừng ngập mặn, và vùng đầm lầy. Điều này có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.
- Sự tác động đối với đô thị: Các vùng đô thị ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi sóng biển mạnh và thủy triều cao. Sự thay đổi trong môi trường biển có thể dẫn đến sự suy thoái của bãi biển và sự tốn kém trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng đô thị.
- Sự tác động đối với nông nghiệp: Các khu vực nông nghiệp ven biển có thể bị ảnh hưởng bởi sóng và thủy triều. Mặn độ của nước biển có thể tăng lên, gây ra sự nhiễm mặn đất và nước, ảnh hưởng đến sự sản xuất nông nghiệp.
câu 2: trình bày những thuận lợi và khó khăn mà sông, hồ mang lại cho sản xuất và đời sống con người
Những thuận lợi của sông:
– Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ.
– Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
– Là đường giao thông quan trọng.
– Là nguồn thuỷ điện lớn.
– Cung cấp nhiều thuỷ sản…
Những khó khăn của sông:
- Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
Những thuận lợi của hồ:
- Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện,...
( Những khó khăn của hồ thì mk ko bt )
nêu những thuận lợi và khó khăn sông và hồ đem lại cho đời sống và sinh hoạt của con người?
Cần gấp ạ
Việt nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn,Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho nước ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
1) Thuận lợi.
- Do nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu nên khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền nhiệt và bức xạ cao: nhiệt độ trung bình năm từ 22-27oC, cán cân bức xạ quanh năm luôn dương, tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.000-10.000o… rất thuận lợi để phát triển một nền nông lâm- ngư nghiệp nhiệt đới đa dạng và nhiều vụ quanh năm.
+Nước ta lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Vì vậy tự nhiên là tự nhiên nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều theo mùa… Nên rất phù hợp với phát triển một nền nông nghiệp lúa nước nhiều vụ từ 1-3 vụ trong năm.
- Vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông cho nên trước hết thiên nhiên nhiệt đới nước ta chịu ảnh hưởng của gió biển nên biển đã gây ra mưa nhiều ở phần đất liền làm cho khí hậu nước ta nóng ẩm và rất khác với tự nhiên của nhiều nước nằm trong cùng vĩ độ như các nước Tây á. Đông Phi, Bắc Phi.
Mặt khác, vì tiếp giáp với biển nên nước ta có tự nhiên biển rất phong phú và đa dạng như hải sản, khoáng sản, muối biển, cảnh quan biển nên rất thuận lợi cho phát triển nhiều ngành: như đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông biển, du lịch biển.
- Nước ta nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam á nên nước ta là nơi hội tụ, giao thông gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật từ Bắc xuống, Nam lên, Đông sang, Tây tới. Chính vì vậy nước ta có nguồn gen trong đó có nhiều loài sinh vật giống với sinh vật ở phương Bắc, phương Nam. Vì vậy nước ta có nguồn nguyên liệu thực, động vật rất dồi dào với hơn 14.000 loài thực vật, hơn 11.000 động vật, trong đó có 2.000 loài cá biển chính là những nguồn nguyên liệu thúc đẩy các ngành công nghiệp đánh bắt khai thác chế biến gỗ, lâm sản, hải sản phát triển nhanh.
- Cũng do nước ta nằm ở gần trung tâm Đông Nam á trên giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quốc tế nên dẫn đến dân tộc Việt Nam được hình thành từ nguồn gốc xuất phát từ 3 ngôn ngữ khác nhau đó là dòng ngôn ngữ Nam á, Nam đảo, Hán tạng, chính vì vậy dân tộc có ngôn ngữ nền văn hoá đa dạng độc đáo và giàu bản sắc.
+ Cũng do nước ta nằm trên giao thông của những đường hàng không, hàng hải quốc tế từ ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương cho nên nước ta không những thuận lợi trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu với thế giới bằng đường biển mà nước ta nằm rất gần đường biển quốc tế đó là eo biển Malatca, nên nước ta có thể là nơi dừng chân của tàu thuyền quốc tế, là cơ hội để phát triển một ngành du lịch đa dạng, lãnh thổ nước ta nằm trên giao điểm của hai vành đai sinh khoáng lớn nhất thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Vì vậy nước ta có nguồn thiên nhiên khoáng sản đa dạng, trữ lượng khá lớn ở cả trên đất liền và dưới biển.
- Về mặt vị trí kinh tế, nước ta nằm trong khu vực được coi là đang diễn ra nhiều sôi động nhất về mặt kinh tế - xã hội của châu á và thế giới, đặc biệt nước ta nằm rất gần những nước trong nhóm Nic châu á: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và cũng nằm rất gần những nước công nghiệp phát triển của châu á và châu đại dương như Nhật, Ôxtrâylia, Niuzilân cho nên rất dễ dàng học tập tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của những nước này, đồng thời cũng được những nước đó quan tâm, đầu tư, hợp tác phát triển.
2) Khó khăn
- Vị trí nằm trong khu vực hay bị thiên tai (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh…) gây tổn thất đến sản xuất và đời sống.
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển đông chung với nhiều nước vì vậy việc bảo vệ quyền lãnh thổ luôn luôn phải đề cao.
Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào thế vừa phải họp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới nhằm tránh nguy cơ tụt hậu
thuận lợi: Nhiều hộ gia đình vùng dân tộc đã phát triển kinh tế hộ chủ yếu là chăn nuôi kết hợp mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với nuôi cá và trồng rừng…. chính vì vậy cuộc sống đồng bào ngày một khấm khá hơn, nhiều mô hình kinh tế tại vùng đã được vinh danh trong các hội nghị, trong các chương trình biểu dương cấp xã, huyện, tỉnh.
khó khăn: Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra, đầu vào sản phẩm làm ra của người dân chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng, giá thành hạn chế, không đảm bảo.
Việc phát triển kinh tế hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết hộ, như mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà số lượng không nhiều, những mô hình chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong việc hạch toán kinh tế, thiếu sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ, chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong việc phát triển từng mô hình cụ thể còn yếu.
Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa hoặc từ hèm rượu đơn thuần.
Đường vào các khu rừng kinh tế, vườn cao su và một số mô hình chăn nuôi kết hợp với vườn rừng chưa được đầu tư xây dựng; khoảng cách từ nhà đến mô hình còn khá xa dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn cũng như việc vận chuyển hàng hóa ra thị trường hoặc vận chuyển về nhà cũng khó khăn,...( THAM KHẢO)
* Thuận lợi:
- Địa hình đồi núi: cùng với đất tạo bởi quá trình Feralit đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, ...
- Địa hình đồi núi: đặc biệt là đồng cỏ ở Mộc Châu, Ba Vì... thích hợp để chăn nuôi gia súc lớn.
- Địa hình có tính phân bậc địa hình=> làm cho việc đa dạng hóa cây trồng thể hiện rất rõ nét. Ví dụ như Tây Nguyên: Tuy nằm trong khí hậu cận xích đạo nhưng cũng có điều kiện để trồng cây có nguồn gốc cận nhiệ và ôn đới là chè.
- Địa hình miền núi có độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn=> tạo điều kiện cho việc hình thành các hồ thủy điện. Ở nhiều nơi hệ thống bậc thang thủy ddienj được hình thành: Hệ thống sông Đà, Sông Xê xan...
* Khó khăn:
- Địa hình đồi núi chia cắt làm ảnh hưởng đến việc đi lại sinh hoạt của người dân, tới việc phát triển kinh tế liên vùng ... đặc biêt là ở Tây NGuyên, Tây Bắc...
- Sự phân hóa của địa hình làm cho việc tạo nên các mối liên kết kinh tế bị yếu đi làm cho kinh tế của các vùng này chưa được phát triển.
Địa hình cao, dễ sảy ra các hiện tương sạt lở ảnh hưởng đến con người, sức khỏe... của con người.
Thuận lợi:
- Thiều tài nguyên khoáng sản, nhiều phong cảnh đẹp
- Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm
- Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..
- Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện
- Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng.
Khó khăn:
- Thiếu nước vào mùa khô,
- Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế…
- Độ dốc lớn kết hợp với mưa lớn gây sạt lở và xói mòn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.