Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tục ngữ “Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn” có liên quan đến phẩm chất nào sau đây ?
A.Tự trọng.
B.Đoàn kết tương trợ.
C.Trung thực.
D.Cả 3 đáp án trên.
Tên loài | Kích thước | Môi trường sống | Lối sống | Đặc điểm khác |
Mọt ẩm | Nhỏ | Ẩm ướt | Ở cạn | Thở bằng mang |
Sun | Nhỏ | Dưới biển | Lối sống cố định | Sống bám vào vỏ tàu |
Rận nước | Rất nhỏ | Dưới nước | Sống tự do | Mùa hạ sinh tràn con cái |
Chân kiếm | Rất nhỏ | Dưới nước | Sống kí sinh,tự do | Kí sinh,phần phụ bị tiêu giảm |
Cua đồng | Lớn | Dưới nước | Hang hốc | Phần bụng tiêu giảm |
Cua nhện | Rất lớn | Ở biển | Đáy biển | Chân dài |
Phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng
Học thì chẳng muốn tiếp thu,
Đủ trò gian dối, mịt mù lương tri,
Học tập chủ yếu cốt vì,
Mẹ cha gò ép, khá thì do thân,
chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ...
Thiếu lễ phép lại trời ơi,
Thầy cô, cha mẹ nhẹ lời chẳng nghe,
Nhiều khi vô lễ, máu me,
Ta đây đã lớn thân nè đã to.
Thích gây gỗ, quá tự do,
Trị an quấy rối là do lỗi này,
Cướp giật, chiếm giết gớm tay,
Bởi vì một lẻ mê say bạc đề…
Những biểu hiện đó làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là khi chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Ngày thì tạo rãnh la cà,
Đêm thì tụ tập hét la om sòm,
Cha đau, mẹ ốm, lom thom,
Chẳng dòm, chẳng hối lại còn oái ăm.
Động cơ học tập dập bầm,
Bạn khuyên chẳng thấm, lại hầm mày tao,
Chẳng phấn đấu để vươn cao,
Khó khăn chùn bước, gian lao nao lòng.
Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ hoài bảo vướn lên.
Lý tưởng sống, lại rỗng không,
Mờ nhạt mục đích cầu trông, mông nhờ,
Thực dụng tệ hại trơ trơ.
Ngày thêm què quặt phai mờ nhân tâm.
Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, gia đình học, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù địch đang “chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại có thể trở thành nguy cơ đe doa đến tiền đồ của giang sơn, tương lai của đất nước, trong lúc này chúng ta không thể không ngậm ngùi suy ngẫm về lời răn dạy của Hương Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước binh lính khi đất nước lâm nguy : “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm…”
Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: lấy việc chọi gà làm vui đùa, …, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,(…) lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thích rượu ngon, mê tiếng hát,… thì bại vong là tất yếu. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Bại vong là thảm họa.
Đứng trên cương vị một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán thái độ bang quan, thờ ơ của tướng sĩ.
Cũng đứng trên cương vị của một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờ bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợ con… Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độ bàng quan không chỉ là sự thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc thời bấy giờ. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ cho họ thấy hậu quả tai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào.
- Đánh giá thực trạng đạo đức đồng thời cũng nêu lên những định hướng cho giải pháp, Nghị quyết Trung ương lần thứ Hai của Đảng khóa VIII nhấn mạnh:
“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp.
Mơ hồ truyền thống muôn phần,
Hiền thần chẳng nhớ, lạt lờ tình quê,
Tinh hoa dân tộc lại chê,
Mãi mê “ngoại quốc” , đua đòi “hoại ta”.
Một bộ phận học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; …
Tham gia tệ nạn ê chề,
Mại dâm, ma tuý, bảo kê hại người,…
Xưng hùng, xưng bá nực cười,
Mặt da đầy xẹo, mình ngươi bù xù.
Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.
Trước thực trạng trên, có không ít những tác giả quan tâm nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân gây ra suy thoái đạo đức.
Vì vậy, toàn Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước.
- Trong di chúc Bác Hồ kính yêu đã từng dặn dò lại chúng ta:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Phân tích những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong học sinh hiện nay
Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó. Đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thứ nhất, trẻ thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ.
Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng. Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà,… cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. Tuy nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng những trường hợp con cái có những biểu hiện đạo đức tốt trong gia đình thiếu văn hóa hoặc vô văn hóa thì rất hiếm.
“Cha thời tỷ số, mẹ ghi
Con thơ nhỏ dại, ngại gì không theo”
Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành ðạo ðức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thýõng yêu giúp ðỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khãn trong cuộc sống luôn tạo ra một niềm tin và ðịnh hýớng cho con cái phát triển. Ngýợc lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, ðỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rõi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái.
Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên ngoài xã hội. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đồng thời với sự giáo dục của cha mẹ, con cái muốn có những phẩm chất cao đẹp phải có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục.
Thứ hai, nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và nhân cách của học sinh
Bản chất mỗi con người sinh ra là thánh thiện, là tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng.
Mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua một khoảng thời gian không ít để đến trường học tập. Ngay từ bé, chúng ta được đến trường mầm non để học cách giao tiếp, “học ăn, học nói, học gói, học mở”… Đến khi vào học Tiểu học, các em học sinh bắt đầu được Thầy Cô dạy chữ, dạy cách làm người.
Rồi đến bậc Trung học cơ sở thì nhân cách các em cũng dần dần được hoàn thiện. Bậc Trung học phổ thông, học sinh xem như cơ bản đã hoàn thành việc học chữ, học làm người và có đủ trình độ bước vào cổng trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để trở thành những trí thức góp phần xây dựng đất nước.
Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều nhưng theo tôi, giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong học sinh.
Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để học sinh ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội.
Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của học sinh
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh.
Khoa học công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc với internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực như có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Học sinh xem nhưng thiếu người định hướng và giáo dục nên sẽ dễ nhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội.
Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau,… Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức…. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp hơn.
c. Một số tồn tại về công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT Tố Hữu
-Tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh yếu, kém tuy có giảm hơn so với năm học trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Tình trạng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường vẫn còn, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu vẫn còn cao. Sự quan tậm của gia đình chưa đúng mức, nhiều gia đình còn khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường.
- Một bộ phận cha mẹ, gia đình lo làm ăn, hoặc gia đình bất hòa, hoặc có lối sống buông thả, ỉ lại nên coi thường việc học của con em mình.
-Một số ít giáo viên chủ nhiệm lớp thiếu sự gắn bó, sâu sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh; tư tưởng, phương hướng, phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh đôi khi không phù hợp, hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh chưa kịp thời, thiếu thường xuyên, hiệu quả thấp.
-Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng tuần, giờ sinh hoạt lớp; giờ sinh hoạt 15 phút đã có những lớp thực hiện hiệu quả nhưng nhìn chung chưa đồng bộ và chưa phát huy hiệu quả thật sự .
-Một số hoạt động ngoại khoá còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả thấp, chưa thường xuyên, chưa thu hút được học sinh tham gia tích cực.
3. Một số giải pháp cơ bản để giáo dục đạo đức trong học sinh
Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, để giúp cho học sinh trở thành công dân tốt, thông qua quá trình trải nghiệm công tác chủ nhiệm và giảng dạy của bản thân, tôi xin rút ra một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, phải thiết lập được mối quan hệ bền vững giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. Cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cái để có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trường (đặc biệt là thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm) và xã hội. Với nhà trường thì phải không ngừng liên lạc với phụ huynh (nhất là những học sinh yếu kém, thường vi phạm nội qui, nề nếp…) để hiểu nhiều hơn về học sinh và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời cả gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự kết nối và thống nhất trong các hoạt động vui chơi giải trí và biện pháp giáo dục trẻ. Nhà nước phải can thiệp và quản lý những hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Chính vì thế, chúng ta phải đặt quan hệ giữa gia đình, nhà - trường - xã hội trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Đây là giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.
Thứ hai, phải tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở trẻ. Có môi trường sống, làm việc và học tập tốt, học sinh sẽ ít có cơ hội trở thành người xấu, không thể phạm tội. Hiện nay, môi trường sống xung quanh rất phức tạp, luôn diễn ra những tệ nạn xã hội ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành tư tưởng, đạo đức lối sống của học sinh. Do vậy, bản thân của các bậc phụ huynh, giáo viên phải nắm được những hoạt động văn hóa, thương mại, các trò chơi giải trí và con người xung quanh nhà và trường. Vì chính môi trường xã hội gần gũi này trực tiếp ảnh hưởng và góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nếu môi trường xung quanh phức tạp thì chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra đối với học sinh.
Thứ ba, những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của học sinh và có tâm huyết với việc giáo dục trẻ thành công dân tốt.
Cha mẹ, giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có những hình thức khen thưởng và xử phạt công bằng giữa các thành viên, không phân biệt đối xử giữa các con và các học sinh; phải biết cách khen chê đúng lúc, nên khen nhiều hơn chê để động viên và khích lệ trẻ. Cha mẹ và Thầy Cô phải đặt mình vào vị trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lý của học sinh để có những phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp cho từng đối tượng học
sinh.
Chúng ta phải có sự hòa nhập và hợp tác với chúng, vừa là các bậc tiền bối, cũng vừa là những người bạn và vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để chúng có thể chia sẽ những vui buồn và những bế tắt trong cuộc sống, trong học tập và trong các mối quan hệ bạn bè và xã hội khác.
Thứ tư, chúng ta phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ nhỏ và giáo dục phải thường xuyên, suốt đời; phải theo dõi các mối quan hệ của học sinh và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, lý tưởng sống và lòng yêu nước.
Việc giáo dục đạo đức cho một học sinh trở thành một công dân tốt thì nhà trường phải chú trọng ngay từ khi trẻ mới hình thành nhận thức, đó là những lúc ở nhà và việc giáo dục đạo đức ở trẻ bắt đầu từ các cấp học. Quan trọng nhất là nền tảng giáo dục ở cấp Tiểu học vì đây là những buổi học đầu tiên mà học sinh làm quen với môi trường giáo dục. Có lẽ ở nhà các em được cưng chiều nhiều nên khi vào học quí Thầy Cô sẽ là những người dạy cho các em lẽ sống công bằng, phân biệt đúng - sai và phải làm đúng theo lẽ phải, dạy cho các em hiểu vai trò, trách nhiệm của một người con trong gia đình và cách giao tiếp văn hóa trong xã hội,… Ở bậc Trung học cơ sở là thời điểm các em có sự chuyển biến về tâm sinh lý và luôn hiếu kỳ, tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải dạy cho học sinh cách tiếp cận và thu nhận thông tin từ thực tiễn cuộc sống và vận dụng nó một cách đúng đắn vào cuộc sống. Đối với học sinh Trung học phổ thông, đây là giai đoạn các em phát triển khá hoàn thiện về mọi mặt, nhận thức đã sâu sắc và chín chắn hơn, tuy nhiên các em vẫn còn những suy nghĩ bồng bột, nông cạn nên dễ rơi vào những cám dỗ trong cuộc sống, sa vào cạm bẫy xã hội và trở thành tội phạm mà bản thân các em không hay biết, hoặc biết nhưng vẫn làm do không hiểu mức độ nặng nhẹ của sự việc, hoặc do không biết làm như thế là phạm pháp. Do vậy việc dạy chữ và dạy người cho học sinh phải xuyên suốt từ cấp thấp đến cấp cao, không gián đoạn.
Tóm lại, đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: người có tài mà không có đức là người vô dụng, còn người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Nếu một cá nhân có trình độ và năng lực chuyên môn rất cao nhưng không có đạo đức tốt sẽ gây ra nhiều thảm họa về tệ nạn xã hội, rơi vào nạn tham ô, lãng phí, hoặc vì lợi ích của bản thân bất chấp thủ đoạn bất lương và những việc làm phi pháp nhằm công kích hại người khác. Ngược lại, người có đủ tài đức khi làm bất kì việc gì họ cũng nghĩ đến lợi ích chung, đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên cao; tạo sự dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ và chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực cơ bản nhất thúc đẩy sự thành bại của mỗi quốc gia. Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là rất quan trọng và cấp thiết. Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
2.Cuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nói rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, Bác như đã hoá thân trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt tới sự hoàn thiện đó phải dày công khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen.
Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.
Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bm miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.
Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.
Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.
ở Bác sống là một cuộc đấu tranh. Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.
Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hay khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:
Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...
Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.
Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn.
5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. các bạn sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.
Muốn phá tan không khí e sợ đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải là lối sống khắc khổ của những nhà hiền triết , không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên)
" Một năm bắt đầu bằng mùa xuân , cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ " , đúng là như vậy . Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người , nó đại diện cho sự đam mê , niềm mơ ước , sự khát khao có hoài bão và mục tiêu quyết tâm thực hiện được điều mình mong muốn .
Có bao giờ bạn hỏi rằng " sống trải nghiệm " là gì chưa ? Sống trải nghiệm chính là trải qua để hiểu biết và tích lũy thêm kinh nghiệm từ đời sống . Ý nghĩa của cuộc sống này cũng vậy , sẽ có người nói là vinh hoa phú quý , nhưng với tôi nó chỉ đơn thuần là tất cả chúng ta sinh ra để sống , để trải nghiệm . Điều làm nên cuộc đời mỗi người chính là trải nghiệm có được trong hành trình cuộc đời của mình . Sự trải nghiệm này giống như một người thầy của cuộc sống vậy . Trải nghiệm sẽ giúp con người khám phá ra bản thân , đưa ra quyết định đúng đắn để có thể bước vững chắc trên con đường đời này . Tuy thế vẫn có một số người có lối sống thụ động , ỷ lại , ... . Trải nghiệm mang cho chúng ta những bài học vô giá và chúng ta cũng có thể tìm ra điểm yếu để khắc phục , khám phá ra tiềm năng của bản thân . Chúng ta tự chủ được bản thân , biết mình là ai và muốn gì nên hãy vì thế mà sống và trải nghiệm của đời của mình một cách trọn vẹn nhất để không phải tiếc nuối về sau .
Hãy tự tin đừng ngại gì hết . Hãy chơi một trò chơi mới , một môn thể thao mới hay làm những điều mình thích . hãy sống với lối sống trải nghiệm này để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ hơn nhé .