Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
Tham khảo nhé!
Hiện nay,bao bì ni lông đang là một vật dụng đe dọa tới sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Tại một số nước nói chung, đều thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp giảm thiểu tác hại của chúng như Xin-ga-po, Thụy sĩ, Na Uy.... Còn tại Việt Nam, vấn đề đó thực sự chưa được chính phủ thực hiện triệt để, theo em, bản thân mỗi con nười chúng ta cần có chính ý thức về vấn đề này. Thứ nhất, bao bì ni lông sinh ra vì sự tiện lợi và giá cả hợp lí của nó, ta cần hạn chế sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết, thay thế bằng các loại túi thân thiện với môi trường. Thứ hai, cấm vứt bao bì ni lông một cách bừa bãi, quản lý chất thải theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” điều đó gây nguy hiểm đến động-thực vật, cũng như cuộc sống xung quanh. Cuối cùng và không kém phần quan trọng, bản thân chúng ta cần tích cực tuyên truyền vấn đề hạn chế rác thải, thức tỉnh mọi suy nghĩ hợp lí về vấn đề rác thải bao bì ni lông. Em hi vọng những biện pháp tuy nhỏ này nhưng lại có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng lớn tới cộng đồng.
1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:
- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.
- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.
2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.
3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.
4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.
Ăn đồ ăn nhanh đang là một xu hướng của giới trẻ tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện của lối sống hiện đại. Thế nhưng đồ ăn nhanh không chỉ mất cân đối về dinh dưỡng mà còn có thể có một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn (không phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...). Các nghiên cứu y tế cho thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có ga, soda... thường xuyên sẽ không tốt cho chức năng gan.
- Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành glucose đưa vào máu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng, khoai tây rán, các loại nước ngọt có ga (là những thành phần có trong khẩu phần của fastfood). Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các loại thực phẩm trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh và sẽ khiến tuyến tuỵ phải tiết nhiều Insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng. Do tuyến tuỵ luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái tháo đường typ 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.
- Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận làm tăng huyết áp động mạch.
- Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến là "mì, bún, phở ăn liền", thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn "mì ăn liền" trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%.
- Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hoà Triglycerid (loại chất béo xấu), làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
- Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng, chưa kể đến việc sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Thực ra các loại fastfood (thức ăn nhanh) rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương. Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống.
Để làm sáng tỏ luận điểm: " Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu" có thể đưa ra các luận cứ sau:
- Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.
- Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.
- Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.
- Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.
- Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì đổi mới là:
Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề.Nếp nghĩ và hành xử cửa con người.- Ý kiến chủ quan của người viết: "Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu."
- Lí lẽ:
Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ....chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,.......nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.....hành xử."- Bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản:
Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên GiápHai doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa...
Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách thói quen của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín".
Tham khảo!
Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành những thói quen tốt:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng những tồn tại lỗ hổng về kiến thức cơ bản.
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, gắn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, tỏ thái độ kì thị trong kinh doanh, quen với chế độ bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín".