K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2016

Người bạn tốt là người biết giúp đỡ bạn của mình trong khó khăn, hoạn nạn. Sống chết vì nhau, Hi sinh vì nhau, không thấy khó khăn rồi bỏ chạy, không như sông lúc cạn lúc đầy. Bạn tốt thì phải hiểu nhau, biết chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau. Tình bạn tri kỉ là tinh bạn đẹp, thiêng liêng và quý báu. Hãy biết trân trọng người bạn của bạn cũng như trân trọng tình bạn này.

Hãy thì tick đúng nhé

17 tháng 6 2016

Trong suốt dặm dài cuộc đời, người ta cần biết bao nhiêu thứ và trong những khoảng lặng của cuộc sống người ta nghĩ đến biết bao điều. Trong bao nhiêu nghĩ suy ấy, chắc chắn có lần ta không khỏi tự vấn “Bạn thật sự của ta là ai?”. Vâng, ta đang nói đến bạn: là người sẵn lòng cùng ta ngắm một đoá hồng trong bình minh rạng rỡ; là người lặng lẽ nắm bàn tay lạnh ngắt của ta, khi ta chìm trong thất bại; là người không ruồng bỏ ta khi ta mất phương hướng. Câu nói “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi" – một quan niệm thật đẹp khi nói về tình bạn đúng nghĩa: người có khả năng nâng đỡ tâm hồn ta trong cuộc đời.

Có câu chuyện rằng: Hai người bạn nhỏ vào rừng gặp phải con gấu hung tợn tẩn công. Một người nhanh chăn trèo tót lèn ngọn cây lánh nạn. Người bạn còn lại bế tắc quá bèn nhanh trí “giả chết” để đánh lừa con gấu. Con gấu ngửi ngửi một lát rồi bỏ đi. Người bạn trên cây ngạc nhiên, tụt xuống tiến nhanh về phía người bạn kia và hỏi: Con gấu nói với bạn điều gì vậy'? Người bạn “giả chết” trả lời: "Con gấu bảo với tớ rằng, không nên bỏ bạn mình trong lúc nguy khốn!” Thật bất hạnh và thật mỉa mai nếu trong đời ta gặp những người bạn như Lí Thông. Câu chuyện nhỏ trên kia, lại có một triết lí nhân sinh sâu sắc – một bài học về tình bạn, mà từ bé thơ ta đã được thầy, cô thường kể trong những giờ Giáo dục công dân.

Bạn, để diễn tả theo một cách thông thường thì đó là người mà ta đã biết. Nhưng nếu để nói chính xác về nghĩa từ “bạn” thì không những người đó là người ta biết mà còn là người gần gũi, họ thật sự ở trong ta, làm chỗ dựa tinh thần và họ không bao giờ bỏ rơi ta. Đó là người' “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.

Tình bạn vốn là điều kì diệu của cuộc sống con người. Cuộc sống bạn cho ta một ai đó để sẻ chia, để nương tựa, để cùng khóc khi buồn, để cùng cười khi hạnh phúc. Lúc ta gần như sụp đổ trong đau khổ thất bại, ta sẽ giống như một người không biết bơi, đang vùng vẫy giữa biển khơi bao la, tất cả những con thuyền đi qua đều từ chối giúp dỡ, rồi … ta tuyệt vọng, nhưng không, hoá ra cuộc sống lại không nhẫn tâm đến vậy. Rồi ta chợt nhận ra, có một con thuyền đang đến giúp đỡ ta, dù nó chỉ là một con thuyền nhỏ bé không to lớn hào nhoáng: ta gọi đó là “bạn”. Giá trị đích thực của một người bạn là rất to lớn, là cả một hanh phúc. Một người bạn đúng nghĩa luôn mang đến cho ta nụ cười. Khi ta thất bại sẽ không nói rằng "Tở đă bảo rồi mà không nghe”. Ớ bên cạnh người bạn tốt ta thấy an toàn, ta thây ấm áp cả khi được lắng, nghe và ngược lại. Frorello La Guardia nói “Sự giàu có tạo ra tình bạn nhưng chính nghịch cảnh, bất hạnh thử thách nó”. Cuộc sống là vậy, có không ít những người đến với ta khi ta đang ở đỉnh vinh quang: họ không chần chừ cùng ta bước lên chiếc xe đẹp, thử một chiếc áo đắt tiền, ăn một món ăn tuyệt hảo hay đặt chân đến những nơi sang trọng. Nhưng rồi khi ta không còn gì, họ sẽ chần chù khi cùng ta đi bộ; e ngại phải thử một chiếc áo bình thường; xấu hổ với một món ăn bình dân và từ chối cùng ta đến những nơi không hào nhoáng. Sau bao thăng trầm và trải nghiệm ấy, ta sẽ biết ai là bạn thật sự!

“Hại giống tâm hồn” có câu chuyện nói về hai người bạn, họ là Court và Wesley. Vào năm lên bốn tuổi, Court gặp Wesley tại lớp dự bị của một trường giáo dục đặc biệt, cả hai cậu bé đều có khối u ở não. Đây chính là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển của họ. Khối u dường như là sợi dây liên kết hai người họ với nhau. Họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm, rồi cả hai nhanh chóng kết bạn và trở nên thân thiết với nhau. Năm lên mười một tuổi, cậu bé Wesley đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự sống của cậu. Tuy nhiên, bên cạnh cậu luôn có người bạn thân thiết tên Court, nhưng rồi thần chết đã mang Wesley đi. Một năm sau thì bệnh tình của Court cũng bắt đầu nguy hiểm. Khi nằm ở phòng cấp cứu, Court chợt nói rằng “Wesley đang ở đây và bạn ấy nói rằng “Đừng lo, mọi việc rồi sẽ ổn thôi mà”, Court dù đã không qua khỏi nhưng ai cũng nhìn thấy nụ cười còn lại trên môi cậu bé, vì đến tận giây phút cuối cùng, cậu biết mình không bao giờ phải cô đơn, vì Wesley luôn ở cạnh cậu như ngày xưa, mãi mãi là như thế! Câu chuyện thật sự rất cảm động, ta đọc nó để rồi ta nghiệm ra được tình bạn chính là một điều kì diệu.

Ai mà không muốn có dược một người bạn thật sự – một người bạn “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”. Nếu bạn chỉ ngồi đó và chờ đợi thì nên nghe qua câu nói của Eurupide “Cách duy nhất dể có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành” hay như quan niệm của Tô' Hữu: “Lẽ nào vay mà không trả? Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

 Hãy để bản thân mình là một người bạn tốt trước đã. Hãy yêu thương bằng tất cả tấm lòng; hãy học cách cho đi không chờ nhận lại; học cách tha thứ cho những lỗi lầm. Đôi khi chính những điều giản đơn lại là nguyên liệu cho một công thức kì diệu. Ta sẽ nhận được nhiều hơn nếu ta có một trái tim chân thành. Vì tình bạn thật sự nó đôi khi giản đơn và bị quên lãng trong những vong xoay của cuộc sống. Có khi nó chỉ là một bờ vai khi ta chợt bật khóc; một nụ cười khi ta cần sự cảm thông; một cái siết tay cổ vũ khi ta tham gia một buổi biểu diễn văn nghệ ở lớp và có khi chỉ là sự im lặng để nghe, để chia sẻ với nhau,…Tình bạn vốn dĩ là không có khuôn mẫu, chỉ có chính cách ứng xử của ta mới là thước đo lòng chân thành.

Giả định “Nếu phía trước ta là một con đường”, thì chắc chắn cuộc sống không phải luôn là một con đường trải đầy hoa hồng, mà nó sẽ là một con đường dài đầy chông gai. Có thể ta sẽ ngã, có thể sẽ ngã nhiều. Nhưng qua những cái đau ấy, ta nhận ra được ai mới là người bạn thật sự của mình. Ngay bây giờ, nếu bạn đã tìm (lược cho mình người bạn, hãy trân trọng và thương yêu họ. Còn nếu bạn biết là mình cần tìm kiếm người bạn đúng nghĩa, thì trước tiên bạn phải là người đến chia sẻ khi mọi người đã bỏ bạn mình mà đi. Người bạn tốt là người cùng ta chia sẻ, tận hưởng một bầu trời thu man mác có nắng hanh vàng và không rời tay nhau giữa những ngày đông âm u bão tố của cuộc đời! Và mỗi chúng ta vẫn thường ước ao sao trong đời, ta tìm được những người bạn tốt. Để rồi ta cùng họ cầm tay nhau đi trên những dặm dài thênh thang và nhiều bất trắc của cuộc đời.

TK:

Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.

Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.

Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.

 

Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.

Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.

Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.

Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.

Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.

29 tháng 7 2021

THAM KHẢO:

Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.

Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.

Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.

Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.

Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.

Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.

Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.

Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.

7 tháng 11 2016

chỉ tôi với

 

16 tháng 7 2017

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc rèn giũa, tôi luyện và mục đích chân chính của việc học.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Ngọc không mài không thành đồ vật: một viên ngọc có quý giá cỡ nào nhưng không được mài giũa bởi bàn tay người thợ thì cũng chỉ là viên đá mà thôi.

      + Người không học không biết rõ đạo: đạo ở đây là đạo đức, đạo lí, là lẽ sống đúng và đẹp trong quan hệ xã hội giữa người với người. Con người không có học thì không thể tự nhiên trở nên tốt đẹp. Chỉ bằng con đường học tập, con người mới trưởng thành, là người có đạo đức chân chính và lối sống cao đẹp. Vì vậy học tập là một yêu cầu tất yếu.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Quan điểm trên xác định rõ mục đích chân chính của học tập. Học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người, học để thành người có ích.

      + Có thể học ở nhiều nguồn khác nhau: học từ đời sống, từ những người xung quanh, học trong sách vở, học từ chính những sai lầm mình đã trải qua. Việc học cần đa dạng về kiến thức, chủ động trong nắm bắt thông tin đa diện, đa chiều.

      + Việc xác định mục đích học tập giúp con người có động lực và phương hướng rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức một cách hợp lí trên cơ sở có phương pháp học tập đúng đắn để tiếp thu tri thức một cách chủ động, bài bản.

      + HS nêu dẫn chứng lợi ích của việc xác định mục đích học tập đúng đắn.

   - Bình luận (2đ)

      + Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn.

      + Phê phán mục đích học tập sai trái: học cầu danh lợi, học vì bằng cấp...

      + Liên hệ đến việc học tập của bản thân: mục đích, nội dung, phương pháp học tập; học phải gắn với hành, phải được vận dụng vào cuộc sống.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu nói trên.

26 tháng 4 2019

Tham khảo:

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.

26 tháng 4 2019

Thảo Phương, Trần Thị Hà My, Nguyen, Huỳnh lê thảo vy, Hoàng Minh Nguyệt, Quang Nhân, Tường Vy, Lê Ngọc Ánh , Cute phô mai que, Lê Thị Mỹ Duyên, Trần Thọ Đạt, Phùng Tuệ Minh, Linh Phương, Nguyễn Trần Thành Đạt, Mai Nguyễn, Đỗ Hương Giang, Nguyễn Phương Thảo, trần thị diệu linh, Nguyễn Thị Hồng Nhung,..

6 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng không gì có thể sánh được, ai trong chúng ta cũng có những người thân yêu của mình, có một mái ấm gia đình để che chở cho chúng ta mỗi khi chúng ta khó khăn trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau.

   Trong cuộc sống có nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh sống thiếu tình thương của gia đình, thường xuyên bị đánh đập bắt làm việc mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, khiến chúng ta vô cùng đau lòng. Các em nhỏ đó khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những số phận trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn tình cảm của gia đình của mình, biết trân trọng tình cảm mà cha mẹ người thân dành cho mình.

    Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Nó bảo vệ cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Ai cũng có gia đình của mình, có những người thân những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không thể thay thế được.

    Từ ngày xưa tới nay đó là tình cảm thiêng liêng giữa người thân vô bờ  bến của con người. Mái ấm gia đình là nơi mà chở che cho chúng ta mỗi khi ta bị vấp ngã, gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống thì chúng ta có thể quay về với gia đình của mình. Bởi cha mẹ luôn bảo vệ, dành cho con cái của mình những tình cảm yêu thương, bao la vô bờ bến. Họ chính là những người có thể tha thứ bao dung cho mọi lỗi lầm của con cái gây ra, giúp con cái nhận ra sai lầm của mình rồi sửa sai.

    Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta không lời nào có thể nói hết, đó là tình cảm xuất phát từ trái tim vô điều kiện. Những ông bố bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ để mong sao con cái trưởng thành nên người.

    Tình cảm gia đình là nơi ấp ủ chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, là nơi mà ở đó con người luôn sống là chính mình, được sống với bản thân mình bao bọc bởi tình cảm máu mủ ruột già. Là nơi mà những người thân thương luôn tìm cách để vun đắp phát triển cho gia đình trở nên toàn diện nhất.

    Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để cuộc sống gia đình trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong các thành viên cần có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc.

    Cần phải có ý thức trân trọng tình cảm của những người xung quanh dành cho mình, bổn phận làm con thì phải vâng lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ những việc làm nhẹ nhàng vừa sức của mình. Học tập chăm chỉ trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ làm việc vất vả nuôi dưỡng mình,

    Khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con. Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả. Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội.

    Mỗi con người chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ.



 

6 tháng 11 2016

I. Mở bài:
- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…
+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.
+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
( Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác…)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( liên hệ với đất nước Singapore)
III. Kết bài:
- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.
- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

6 tháng 11 2016

Ngày nay đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương ***** khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .

Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương ***** khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .

Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !

Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương ***** đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .

Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu

“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Bạn tham khảo nha!

13 tháng 9 2023

Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Bài làm

Ai chúng ta cũng từng nghe qua cụm từ "núi lửa phun trào". Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu về nó. Bạn có biết về các loại núi lửa, cách thức hoạt động và cả những lợi ích, tác hại khi núi lửa phun chào. Nếu chưa thì hãy cùng tôi tìm hiểu về núi lửa để giải đáp những câu thắc mắc trên.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu núi lửa là gì? Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ là ba nước có nhiều núi lửa còn hoạt động nhất. 

Phân theo hình thức hoạt động núi lửa, chúng ta có thể chia núi lửa thành 3 loại lần lượt là: Núi lửa đang hoạt động, núi lửa không hoạt động, núi lửa đã tắt. Núi lửa hoạt động là những ngọn núi lửa không hoạt động và có thể phun trào bất cứ lúc nào. Núi lửa không hoạt động là những ngọn núi lửa duy trì hoạt động tối thiểu. Núi lửa đã tắt là ngọn núi lửa cuối cùng phun trào, có niên đại hơn 25.000 năm. 

Vậy nguyên nhân dẫn đến núi lửa phun trảo là gì? Núi lửa phun trào là hiện tượng các magma nằm sâu dưới lòng đất tuôn trào ra ngoài thông qua các vết nứt lục địa. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng sẽ dãn nở ra, do đó, cần phải có nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên hình thành một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma được hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn cộng với áp lực tạo bởi lớp đất đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi gây ra hiện tượng núi lửa phun trào. Trong quá trình núi lửa phun trào, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống, tràn trên sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

Núi lửa phun trào gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người xung quanh và sâu xa hơn là cả nhân loại trong tương lai như: gây ra các trận động đất, hoàn toàn hệ động thực vật cũng như con người ở khu vực xung quanh, làm suy giảm tài nguyên sinh học, khi lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào gây khiên không khí bị ô nhiễm... Tuy nhiên, núi lửa phun trào cũng mang đến một số lợi ích nhất định như: Làm mỏ khoáng sản phong phú, làm đất đai tơi xốp và màu mỡ...

Đến nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều núi lửa còn hoạt động mang đến những tác hại và lợi ích riêng nhưng nhìn chung thì chúng là một phần không thể thiếu của tự nhiên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc tìm hiểu hiện tượng núi lửa.

13 tháng 9 2023

em tham khảo em quên viết

 

Đề 1:

TK#

Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

 

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc... Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”, “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ. Lo lắng bởi tình hình của quân sỹ lúc bấy giờ lại hiểu rõ được  yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Lại thêm phơi trải tấm lòng mình, khi ông không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăn ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.

Vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là tinh thần của quân sỹ, của nhân dân. Nếu cả dân tộc không đồng lòng nhất chí quyết tâm đánh giặc thì cho dù vũ khí gươm đao có hiện đại đầy đủ bao nhiêu cũng không thể thắng được kẻ thù. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc.

 

Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ được đòi hỏi trong thời kỳ đất nước gặp chiến tranh hoạn nạn mà nó còn được đòi hỏi cao hơn trong thời hòa bình.Một trong những tấm gương thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong thời bình đó là nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.

Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.

 

“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào cũng cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào cũng cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân để có thể giữ gìn và phát triển. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

 

Đề 2:

TK#

 

Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.

Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.

“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.

 

Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.

Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?

Tìm hoài không thấy cái nào ngắn gọn nên em lược bỏ những ý không cần thiết đi nhé !!!