Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.
Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.
Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.
Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.
Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.
Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.
Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.
Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.
THAM KHẢO:
Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.
Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.
Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.
Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.
Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.
Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.
Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.
Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.
“Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội ngày nay. Với những lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông khai sinh lập địa tới nay, mỗi chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các nước khác khi giới thiệu, khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, nước ta có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ của một số người mặc cảm về đất nước nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực, những điều tốt đẹp mà cha ông dành cho chúng ta, những điều mà biết bao thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi chúng ta hãy cần phải biết phát huy, bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.
Tham khảo!
"Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” là một trong những vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay. Thật đáng buồn là hiện nay, trong xã hội vẫn có những cá nhân cho rằng Việt Nam là một quốc gia yếu kém về mọi mặt từ kính tế, văn hóa đến xã hội. Họ so sánh một cách chủ quan Việt Nam với các quốc gia siêu cường khác như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc... Họ so sánh mà không nhìn vào lịch sử dân tộc, về những đau thương dân tộc ta đã trải qua. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh với tâm thế là một nước chiến thắng mang trên mình những vết thương chiến tranh. Chúng ta bắt đầu phát triển muộn hơn các nước khác nhưng quá trình phát triển lại nhanh hơn. Việt Nam đang ngày một phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, nhận được sự tôn trọng của rất nhiều quốc gia. Như vậy có thể thấy, Việt Nam ta không nhỏ, chúng có lịch sử hào hùng, có những con người đáng tự hào đang ngày đêm xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tham khảo nha em:
Triết gia Pháp Rene Descartes từng nói “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Sách là kết tinh của tri thức, trí tuệ và tâm hồn. Như một ngọn lửa bé nhỏ mà sáng rực, sách không những bồi đắp cho dòng chảy tri thức con người giàu phù sa, là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ mà còn có sức mạnh thắp sáng tâm hồn nhân loại. Xóa tan u buồn, thất vọng hay nhắc nhở những ai còn non trẻ tránh sai lầm là sứ mệnh của “người bạn trung thành” này, bởi lẽ sách sinh ra là vì sự tiến bộ không ngừng của con người. Bầu bạn với sách là cách dễ nhất để tâm tĩnh tại, tầm nhìn rộng mở để rồi khám phá được muôn điều hay, mới lạ, trong đó có cả cái hay của tác giả lẫn cái tốt của giá trị cuộc sống, tri thức từ xa xưa đến nay. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao với những tấn bi kịch người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám phải gánh chịu để hiểu rõ được bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Hay “Hạt giống tâm hồn” với các câu chuyện cổ tích đời thường, bài học nhân văn, lời khuyên quý báu để ta vững chắc từng bước đi trên đường đời. Bên cạnh đó, vẫn còn những loại sách vô bổ đang làm xấu vầng hào quang trí tuệ, chúng ta cần có sự chọn lọc thích hợp để làm giàu Trí và Tâm một cách hoàn hảo nhất.
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.
- Tham khảo trên Internet.
Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.