Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc” được thể hiện qua câu văn: Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!
Đó là một cảm nhận rất chân thực, rất đỗi thân thương của tác giả khi nghe tiếng hát ru. Nó cùng tiếng võng kẽo kẹt như mang theo hình ảnh của quê hương, đất nước Việt Nam, của nơi đồng quê xa xa giản dị, hạnh phúc. Hình ảnh giản dị đó khiến tác giả không khỏi da diết nhớ đến quê hương, nhớ đến gia đình thân thương qua câu hát giản dị, ngọt ngào ấy.
Những ý kiến sai:
a, Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm
e, Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc
i, Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng
k, Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ
. Ý kiến chính xác:
b). Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
c). Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
d). Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm
g). Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện.
h). Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm
i). Thơ trữ tình phải có một cốt chuyện hay một hệ thống nhân vật đa dạng.
k). Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
. Ý kiến chưa chính xác:
a). Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
e). Thơ chữ tình chỉ được dùng nối trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ, được thể hiện rõ trong bài đọc.
Em tham khảo:
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) với (quan hệ từ) bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!
nguồn mạng nhé !
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.
Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:
“Trên đường hành quân xa…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:
“Tiếng gà trưa…
Lông óng như màu nắng”
Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
“Tiếng gà trưa…
Cho con gà mái ấp”
Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm…
Cháu được quần áo mới”
Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.
Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản là:
- Tác giả đã ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc liên quan đến cốm từ: những công đoạn để làm ra cốm, hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, hương thơm của cốm và cách ăn cốm.
- Cảm xúc được lồng ghép khi miêu tả, ghi chép thể hiện cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu,...vẻ đẹp của cốm.
- Ngôn từ được chọn lọc, tinh tế, trau chuốt kỹ lưỡng.
Hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc:
- “Tre vẫn mang khúc hát tâm tình.”
- “Tre là thẳng thắn, bất khuất. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.”