K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.

- Quan hệ: Người kể chuyện đã thay tác giả kể lại câu chuyện đi tìm con của ông Năm, qua đó thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của ông dành cho đứa con riêng của vợ.

- Thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Thái độ thương cảm, xót xa.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Nhân vật tôi là một người giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa. Đồng thờ, ông cũng là một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

+ Ông vui khi Hà Nội được giải phóng. ‘Tôi” rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội.  Với ông, tình yêu Hà Nội, niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).

+ Đối với cô Hiền, ông trân trọng khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của bà.

+ Ông không hài lòng, buồn phiền khó chịu với thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

1 tháng 2

Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:
- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.
- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.
- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.
=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Điểm nhìn: điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài.

11 tháng 9 2019

Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện

- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối

- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể

- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính

Tác giả Bùi Hiển

- Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”

- Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”

Muối của rừng

Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

Kiến và người

Bố cháu, mẹ cháu, cháu, em cháu, kiến

Tác giả Trần Duy Phiên

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thái độ của người kể chuyện với nhân vật:

- Lên án gay gắt những thế lực tàn bạo, chế độ phong kiến bạo thủ đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho những người không có tiếng nói.

- Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những số phận bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thể hiện thái độ cảm thông và thương xót đối với Chí Phèo.

19 tháng 7 2023

TK

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).