Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Khi bảo vệ rừng cũng là góp phần chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ví dụ như ở Việt Nam, lũ lụt gây ra sạt lở đất ở các vùng miền núi đều do rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...
Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên không lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn oxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bời nạn "lâm tặc" phá rừng lấy gỗ quý., làm giàu bất chính, một phần bợi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thô sơ, lạc hậu như đốt nương làm rẫy , đốt ong lấy mật... chỉ sơ ý một chút là gây ra thiệt hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loài động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ... Biết mấy trăm năm nữa, chúng ta mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?
Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triền rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!
Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
Hễ ko đúng thì đừng k sai nha!
giúp mk lên điểm hỏi đáp nhé
"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Từ xưa nhân dân ta thường nói rằng "rừng vàng biển bạc". Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Chính vì rừng mang có lợi ít cho con người nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Cuộc sống hàng ngày của con người lại nhìn thấy được giá trị quí báu của rừng. Rừng đã cung cấp cho chúng ta các loại gỗ: gỗ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt, gỗ quí thì làm vật liệu xây dựng đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường trong rừng sâu được những thầy thuốc tìm nguyên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi sinh sống của các loài vật quí phục vụ lợi ít cho con người như báo, nai, hươu, voi, và nhiều loài chim quí lạ. Còn rừng bảo vệ đời sống con người, không còn rừng con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống con người cung cấp động vật quí hiếm và cảnh thiên nhiên đẹp nữa. Rừng sẽ giúp cho khí hậu được ôn hoà, trong không khí do khó toả nhà máy, xe cộ gây nên.
Đây là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người. Cả thế giới muốn có môi trường rừng tốt sạch và xanh. Cần thiết phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải biết chuẩn bị truớc loạt cây con. Chúng ta giữ mới màu xanh của rừng được xanh tươi mãi.
Quả thật, rừng vô cùng quí đối với đời sống con người. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Ta đã biết cuộc sống của chúng ta. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.
Tham khảo:
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.
Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.
Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.
Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…
Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.
Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.
Tham khảo:
Từ thuở khai thiên lập địa đến nay, mẹ thiên nhiên luôn đồng hành, bảo vệ và cống hiến vô tư cho con người. Và rừng cũng chính là một phần quan trọng của thiên nhiên. Thế nên, chẳng có gì là sai khi chúng ta yêu quý và trân trọng tài nguyên rừng cả.
Rừng xanh là lá phổi khổng lồ của Trái Đất. Nó giúp cung cấp oxi, lọc không khí, tạo nên môi trường sống trong lành cho rất nhiều những sinh vật đang tồn tại trên hành tinh này. Rừng cây còn giúp giữ đất, giữ nguồn nước ngầm, bảo vệ công trình, con người phần nào khỏi những thiên tai. Đó là những điều mà ai cũng biết, cũng công nhận khi nói về những cánh rừng.
Nhưng đâu chỉ có vậy, ngoài những giá trị vĩ mô, tầm vóc nhân loại ấy, rừng cây còn cống hiến rất nhiều cho kinh tế và cuộc sống của người dân. Rừng cung cấp gỗ, các loại dược liệu, các loại rau, nấm. Và còn cả các loại động vật rừng nữa. Ngoài ra, bản thân rừng cây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Giúp đem về nguồn thu kinh tế lớn cho địa phương nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta khai thác các loại tài nguyên từ rừng một cách bừa bãi, quá mức, mà không chú trọng đến sự cân bằng thì sẽ phải gánh những hậu quả nặng nề. Điều đó đã được chứng thực qua những trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng. Vì vậy, cùng với việc khai thác, chúng ta cần phải trồng thêm cây xanh cho rừng luôn xanh tốt.
Rừng xanh có rất nhiều lợi ích, và nó là miễn phí cho tất cả chúng ta. Vì thế, để rừng xanh mãi luôn là lá phổi xanh của trái đất, chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Đừng chờ mùa xuân đến mới trồng cây, mà hãy trồng cây bất kể lúc nào
Tham Khảo
Từ xưa đến nay, rừng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, có thể nói rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là quần thể sinh sống của các loại cây cao lớn, cùng thế giới động vật hoang dã sống bên trong đó. Bàn về lợi ích của rừng cây thì không có gì lạ lẫm cả. Chính rừng cây là nơi cung cấp một nguồn tài nguyên khổng lồ về gỗ, dược liệu, khoáng sản, thú rừng… Hơn cả như vậy, rừng cây còn là những lá phổi xanh khổng lồ, giúp thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho con người. Cùng với đó, những khu rừng còn giúp giữ đất, chống xói mòn, ngăn cản phần lớn sự tàn phá mạnh mẽ của những cơn lũ… Với những lợi ích như vậy, rừng thực sự đóng vai trò to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Vì thế, không hề sai khi nói rằng bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần phải hành động thiết thực, ngay từ hôm nay. Từ những hành động tác động trên tinh thần, như tuyên truyền, quảng bá lợi ích của rừng cây đến mọi người. Đến các hành động thiết thực như trồng cây gây rừng, phạt nặng các hành vi phá rừng trái phép… Có như vậy mới ngăn chặn được các cá nhân, tập thể xem thường những lợi ích của rừng cây, mà cứ khai thác vô tội vạ. Và chẳng bao lâu, rừng cây sẽ lại tiếp tục xanh mượt trên khắp đất nước ta.
Với những lợi ích tuyệt vời mà mình đem lại cho cuộc sống con người, rừng cây xứng đáng là một phần không thể thiếu và cần được bảo vệ trong sự phát triển của xã hội ngày nay.
Refer:
Đất nước chúng ta có rất nhiều tài nguyên quý giá, vô số loại khoáng sản phong phú. Từ dưới lòng đất cho đến trên mặt đất rồi lên tận các đồi núi, cao nguyên chất ngất. Rừng là một loại tài nguyên vô giá và quý giá nhất. Nó gắn bó với chúng ta từng ngày, từng giờ. Mà con người cũng không thể tồn tại nếu thiếu rừng.
Một trong số những thứ mà chúng ta cần và quan trọng nhất chính là nguồn ôxi. Vậy, liệu có ai biết rằng: ôxi từ đâu mà có ? Thì là từ rừng chứ đâu nữa ! Rừng là thứ cung cấp nguồn ôxi lớn nhất quả đất. Chúng ta thừa biết một điều, nếu thiếu ôxi con người sẽ chết. Vậy, có thể kết luận một điều thiếu rừng con người cũng không thể sống. Và không dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp rất nhiều cho ta. Nào là: nguồn thức ăn, các loại gỗ quý ... và còn là nơi sinh sống cho những loài động vật hoang dã.
Ngoài ra, rừng còn mang lại những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú và vĩ đại. Con người đã được tận hưởng những vẻ đẹp ấy, được chiêm ngưỡng rồi hòa vào nguồn cảm xúc sung sướng, thoải mái. Rừng còn làm cho khí hậu được ôn hòa, ngăn sức mạnh như hủy diệt của dòng lũ từ trên tràn xuống. Vậy tại sao lại phá rừng đi ?
Mỗi khi tôi nhìn thấy những khu đất trống đồi trọc thì trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh quằn quại của những cánh rừng nằm im trong lửa đỏ, rên xiết dưới lưỡi rìu của các lâm tặc. Không chỉ là tạo thành đất trống, đồi trọc mà còn phá đi nơi ở của muông thú, chim chóc đang sinh sống trong rừng; những ngôi nhà dân bị trôi trên dòng lũ khủng khiếp, nó tràn từ trên xuống khi không có rừng cứ như núi lửa phun trào thì ai mà sống nổi; những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, độc đáo nhất cũng mất hẳn đi ... Chỉ có những kẻ thất học, vô ý thức mới có thể làm ra những việc tồi tê, dã man ấy, mới suy nghĩ ra các hành động đẻ phá hủy thứ mà con người khó tạo ra được.
Rừng của chúng ta có hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra; còn rừng nhân tạo là nhờ con người làm nên. Cũng may thay, vẫn còn có những người nhân hậu, biết suy nghĩ thấu đáo khi đã tạo ra và bảo vệ rừng. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh; không chặt phá cây rừng; báo với chính quyền khi thấy có người khai thác rừng trái phép. Đó chính là những hành động thiết thực nhất để con người bảo vệ rừng và cũng chính là tự bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta.
Nói chung, rừng chính là thứ tài sản vô giá và là nguồn sống của chúng ta. Hãy chung tay, góp sức để bảo vệ rừng để con người có thể được tồn tại.
A. Văn chứng minh
Đề 1:
Trong các chiến dịch bảo vệ môi trường sống hiện nay, vấn đề ý thức luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì ý thức con người là yếu tố quyết định trong việc thành bại của các chiến dịch này. Tất cả các chuyên gia đều khẳng định rằng nếu không có ý thức bảo vệ môi trường, thì đời sống của chúng sẽ chịu tổn hại nặng nề.
Bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng cũng mang tính vi mô. Bởi vì nó cần được lan tỏa đến toàn cầu và ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người. Môi trường sống là của chung nhưng cũng là của mỗi người. Đó là tài nguyên đất, không khí, nước, cây cối, khoáng sản, dược liệu… do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Thử hỏi, có ai trong chúng ta không sống dựa vào môi trường chứ?
Ấy vậy mà, chính vì suy nghĩ rằng môi trường sống là của chung, bảo vệ môi trường là việc của chung, mà một bộ phận người đã hành động thiếu ý thức, khiến cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Đó là hành động khai thác tài nguyên quá mức, xả rác bừa bãi, sử dụng lượng lớn các đồ nhựa, nilon dùng một lần, chặt phá rừng bừa bãi, đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường… Mỗi cá nhân làm ra một hành động nhỏ như thế, nhưng khi nhân lên với số lượng người khổng lồ trên toàn cầu thì lại tạo ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, hậu quả ấy không chỉ còn trên sách vở, mà đã và đang hiện diện mạnh mẽ đến không thể bỏ qua trước mắt chúng ta. Đó là sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước. Là sự biến đổi khí hậu khó lường trên toàn cầu. Là những đợt thiên tai ngày càng tàn khốc và xuất hiện dày đặc. Là những chủng bệnh ung thư, những virut, dịch tễ độc hại, khó lường. Tất cả những điều ấy khiến biết bao người phải ra đi, biết bao người phải sống trong đau đớn, biết bao nhà cửa phải tan hoang. Mỗi hành động thiếu ý thức gây hại cho môi trường của chúng ta ngày hôm nay, chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những đau thương mất mát ấy.
Chính vì thế, ý thức bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng và cần được chú trọng hàng đầu. Điều đó có thể được thúc đẩy qua hoạt động giáo dục cũng như các chương trình tuyên truyền trên sách báo, phim ảnh, âm nhạc… Đồng thời nên có những hình phạt cứng rắn để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, dù chỉ là một cá nhân. Bởi vì một khi ý thức bảo vệ môi trường được hình thành vững chãi, thì mọi người đều sẽ chung tay với nhau bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh toàn dân trong chiến dịch lớn này.
Đề 2
Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.
Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.
Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 3:
Con người Việt Nam sống trọng tình nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.
Trước hết, đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là sống phải có lòng biết ơn, trân trọng mọi thứ. Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc.
Ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 - ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam… Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa.
Học sinh cũng cần học tập theo đạo lí sống tốt đẹp của ông cha. Lòng biết ơn thể hiện qua những hành động nhỏ bé như hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, lễ phép thầy cô giáo, yêu mến bạn bè xung quanh…
Như vậy, đạo lí sống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống ngày hôm nay.
B. Văn giải thích
Đề 1
Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Điều đó cũng giống như lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm qua câu: “Thất bại là mẹ thành công”.
Trước hết, chúng ta cần hiểu được khái niệm thành công và thất bại. Hiểu một cách đơn giản, “thành công” là khi con người đạt được những mong muốn của bản thân, hoàn thành mục tiêu đã đề ra hay công việc được giao phó… Còn “thất bại” là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” thì thành công và thất bại được đặt trong một mối quan hệ mật thiết. Bởi “mẹ” chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trải qua thất bại mới có thành công. Thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm, bài học để đạt được thành công.
Con người luôn theo đuổi thành công. Nhưng chặng đường để chạm đến thành công lại luôn có khó khăn tiếp bước. Không có một con đường nào là bước đi dễ dàng. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Dù phải trải qua thất bại, nhưng chúng ta cần biết cách đứng lên, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục bước đi thì mới có thể đến đích. Thomas Edison đã phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, ông đã trải qua hàng nghìn lần thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.
Không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Bản thân mỗi người đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là tồn tại mãi nên khi đạt được, con người không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Đối với mỗi học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhớ giá trị để chúng ta thêm cố gắng học tập, rèn luyện.
Qua giải thích trên, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người, để luôn nỗ lực trên hành trình chạm đến thành công.
Đề 2:
Ông cha ta vẫn thường dặn dò con cháu rằng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu ca dao được viết với thể thơ lục bát có vần điệu vừa dễ nhớ lại dễ thuộc. Hình ảnh tấm vải đỏ (nhiễu điều) phủ lên trên giá gương là một hình ảnh hết sức quen thuộc. Chúng là hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau. Nhờ chúng mà tấm gương được giữ gìn sạch sẽ, an toàn. Mượn hình ảnh đó, tác giả dân gian nói đến mối quan hệ giữa những người anh, người em cùng chung dân tộc, cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên. Rằng chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng, mỗi người là một số phận khác nhau, và bất kì ai cũng sẽ có lúc buồn, lúc khó khăn, lúc cần giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ như bị lạc đường, xách đồ quá nặng, bị đau đầu… Hay những việc lớn hơn như đau ốm, thiếu thốn về kinh tế, lạc mất người thân… Những lúc ấy, nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người xung quanh thật đáng quý xiết bao.
Sự đưa tay giúp đỡ ấy, không chỉ giúp người gặp khó khăn được vực dậy, được vượt qua hoàn cảnh. Mà nó còn giúp bản thân chúng ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái vì đã làm được một việc tốt. Đồng thời, hành động ấy cũng giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt trong lòng người khác, và giúp tạo mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Cũng chính nhờ vậy, mà mọi người trong cộng đồng có thể tiến lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, gắn bó hơn. Tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh to lớn.
Dù ý nghĩa như vậy, nhưng xung quanh chúng ta vẫn tồn tại một vài cá nhân sống với trái tim lạnh lùng, vô cảm. Những người ấy không hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh mình. Dù là việc nhỏ hay lớn, dù là có thể làm một cách dễ dàng. Khi gặp người khó khăn họ mặc kệ, khi được nhờ vả họ lướt qua. Những cá nhân ấy thật đáng buồn và đáng chê trách. Chính họ đang tự tách mình ra khỏi cộng đồng, xã hội. Để bản thân trở nên cô đơn, bơ vơ và rồi khi họ gặp khó khăn, thiếu thốn thì sẽ khó có được sự toàn tâm toàn ý giúp đỡ của những người xung quanh.
Bởi vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ với những người đồng bào của mình. Đó không chỉ là giúp người mà còn là giúp chính bản thân mình nữa. Những chân lý ấy, được cha ông ta gói ghém gửi đến con cháu trong câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đề 3:
Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.
Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.
Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.
“Học, học nữa, học mãi” - điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.
Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.
Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.
- Rừng cung cấp cho chúng ta một số lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như lim, táu, mun, trắc,...).
-Cụ thể, gỗ quý được dùng để xây những ngôi chùa với những thiết kế kiểu dáng bắt mắt, xây lăng tẩm, xây nhà
.- Ngoài ra, nó còn được sử dụng rất nhiều trong các đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế...), trong giao thông (cầu, cống, phà, thuyền, bè...), trong nhạc cụ (đàn, sáo, nhị)...Nhìn chung, gỗ mang lại nhiều giá trị lớn cho con người,
- không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra toàn thế giới.
-Bên cạnh việc cung cấp gỗ, rừng còn là nơi tập trung của rất nhiều cây thuốc quý (thuốc nam, thuốc bắc,...), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.
Bạn tham khảo.
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.
Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.
Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.
Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…
Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.
Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.
✰học tốt nha❤