Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:
Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
Những đặc điểm cơ bản : |
Xã hội phong kiến phương Đông |
Xã hội phong kiến Châu Âu |
Thời kỳ hình thành : |
Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X . Hình thành sớm. |
Thế kỷ V -X Hình thành muộn . |
Thời kỳ phát triển : |
Từ thế kỷ X đến XV . Phát triển chậm . |
Từ thế kỷ XI đến XIV . Phát triển tòan thịnh .
|
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong : |
Thế kỷ XVI đến XIX . Kéo dài ba thế kỷ |
Thế kỷ XV đến XVI . Kết thúc sớm,chuyển sang chủ nghĩa tư bản . |
Cơ sở kinh tế : |
Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn |
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa . |
Các giai cấp cơ bản : |
Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột bằng tô thuế ) |
Lãnh chúa và nông nô Bóc lột bằng tô thuế . |
Thế chế chính trị : |
Quân chủ |
Quân chủ |
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến :
-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .
2.Cơ sở kinh tế -xã hội của xã hội phong kiến:
* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :
+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .
* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .
3.Nhà nước phong kiến:
Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .
- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .
lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở hoàn cảnh nước mất nhà tan , nhân dân lầm than
các hào kiệt khắp nơi đổ về vì : sau bao nhiêu năm dưới ách thống trị tàn bạo của quân minh , những người dân yêu nc muốn lật đổ chính quyền thống trị , nhiều cuộc khởi nghĩa dã nổi dậy và bị dập tắc nhưng tinh thần yêu nước vẫn còn sôi sục . khi đó lê lợi dựng cờ , nhân dân ôm mối hận mún tiêu diệt lực lượng nhà minh nên các hào kiệt đã hửng ứng đổ về
Chủ nghĩa tư bản bắt ngưồn từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, từ thế kỷ XIII, tuy nhiên các mầm mống của nó đã có từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Sự khôi phục lại văn hóa cổ thời Phục Hưng, sự chật hẹp của nền sản xuất phong kiến không kích thích tự do làm giàu, các phát minh kỹ nghệ và phát kiến địa lý tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành cởi mở và thoát ly lý thuyết khổ hạnh của Thiên chúa giáo, và sự ủng hộ của giai cấp phong kiến để họ có tiền chi trả cho các hoạt động của Nhà nước và hưởng thụ cũng thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên thời gian đầu, chủ nghĩa tư bản phải dựa vào giai cấp phong kiến để tồn tại, nên chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế, tuy nhiên gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả bóc lột nhân công thường thấy. Các tư tưởng cải tạo chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội phát triển. Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, nhà nước từ chỗ hầu như không can thiệp kinh tế, thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn thứ ba này. Thời kỳ này, theo nhận định của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trở thànhchủ nghĩa đế quốc, đẩy một dân tộc này đánh một dân tộc khác. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự can thiệp vào nhà nước vào kinh tế và quá trình quốc hữu hóa lại đẩy lên một tầm cao hơn, cho dù vẫn tồn tại kinh tế thị trường và đa thành phần kinh tế ở "các nước tư bản" phát triển. Từ thập niên 1980 lại một xu hướng khác, là quá trình tư hữu hóa và cắt giảm an sinh xã hội do sự khủng hoảng nền kinh tế. Sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản mở đầu bởi các nhà bảo thủ mới như Reagan ở Mỹ và Thatcher ở Anh, lan rộng ra phần lớn thế giới. Tuy nhiên có một trào lưu khác như tại Mỹ la tinh, quá trình quốc hữu hóa lại diễn ra tại một số nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã ra tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế ở một số nước, nhưng cơ bản không có một quá trình quốc hữu hóa ồ ạt nào diễn ra.
bn vui lòng tự chọn lọc ý để tóm tắt cho gọn lại nhé . hơi dài dòng tí
chúc bn học tốt
Cảm nghĩ về Trần Quốc Tuấn.
Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn yêu nước tiêu biểu của thời đại nhà Trần nói riêng, của mọi thời đại nói chung. Áng văn ấy được kết tinh từmột trái tim yêu nước nồng thắm của bậc anh hùng hào kiệt văn võ song toàn: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Với lòng căm giận sục sôi, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻthù. Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứgiặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉmắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tềphụ, đểthỏa lòng tham không cùng, giảhiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, đểvét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổđói, sao cho khỏi tai vạvềsau. Thật là tội ác trời không dung, đất không tha! Thái độcủa Trần Quốc Tuấn đối với bọn giặc là thái độkhinh bỉcao độ. Lòng căm giận và khinh bỉtrào ra ngòi bút khiến ông mô tảsứgiặc như những loài cầm thú xấu xa, bỉổi nhất: cú diều, dê chó, hổđói. Thái độấy là thái độquyết không đội trời chung, thềsống chết cùng quân thù. Bày tỏ thái độcủa mình với quân giặc, Trần Quốc Tuấn muốn ba quân tướng sĩ cũng nuôi dưỡng lòng căm thù và ý chí giết giặc như ông. Nhớlại thực tếlich sử: năm 1277 Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước, năm 1281 Sài Xuân đi sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cổng chính của kinh thành, quân sĩ canh cổng ngăn lại, bịhắn đánh toạc cảđầu. Vua sai thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tếlịch sửấy sẽthấy tác dụng của lời hịch như đổthêm dầu vào ngọn lửa căm hờn của nhân dân ta. Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏnhững tình cảm của mình. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độnhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy. Tất cảcác trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗgối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độmuốn được xảthịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thìcàng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xảthân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy! Càng yêu nước sâu sắc, hơn ai hết Trần Quốc Tuấn càng lo lắng cho sựan nguy của đát nước. Sáu mươi vạn quân Mông Cổtinh nhuệvới thếmạnh như chẻtre, đã làm mưa làm gió khắp Á-Âu đang lăm le ngoài biên ải. Vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, thếmà lại có những tư tưởng hoặc dao động cầu hòa, hoặc bàng quan vô trách nhiệm, hoặc lo vun vén cá nhân. Trong tình thếnước sôi lửa bỏng ấy, ruột gan vịchủtướng như có lửa đốt. Người anh hùng yêu nước đã biến hành động cho đất nước. Ông khéo tìm cách khích lệ, động viên tướng sĩ. Ông nhắc lại ân tình sâu nặng của mình đối với tướng sí đểnhắc nhởhọvềsựđền ơn, đáp nghĩa vềtrách nhiệm của kẻlàm tôi. Ông nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đểkích thích họtheo gương người xưa mà hành động. Ông chỉra cho họthấy nỗi nhục của chủquyền đất nước bịchà đạp: Triều đình bịgiặc sỉmắng, tướng triều đình phải hầu giặc, nhạc Thái thường thì bịđem ra đểđãi yến ngụy sư...đểkích động lòng tựtrọng, tựtôn dân tộc... Đứng trên cương vịmột vịchủsoái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉbảo vừa nghiêm khắc phê phán thái độbang quan, thờơ của tướng sĩ: Nay các ngươi nhìn chủnhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà ko biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đểđãi yến ngụy sứmà không biết căm... Cũng đứng trên cương vịcủa một vịchủsoái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉbảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờbạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợcon... Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độbàng quan không chỉlà sựthờơ nông cạn mà còn là sựvong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủtướng. Sựham chơi hưởng lạc không chỉlà vấn đềnhân cách mà còn là sựvô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉrõ cho họthấy hậu quảtai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu đểđời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào. Sựphê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từlòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từtình yêu Tổquốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cảlà nhắm đểđánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thếáp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Quyết chiến quyết thắng kẻthù chính là tư tưởng chủđạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa ở nước Âu Lạc :
- Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành.
- Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thống các thành, thông với sông Hoàng.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài... đây còn là một quân thành
- Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.
Nhận xét:
Thành Cổ Loa là một quân thành, là một công trình xây dựng quy mô, độc đáo của nhân dân Âu Lạc, là hệ thống phòng thủ vững chắc với lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt. Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.
Nhà Trần: trong hoàn cảnh vua quan ăn chơi sa đọa, phải dựa dẫm vào họ Trần và bị buộc phải nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Trung ương: bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Thêm 1 số bô phận mới như Thái Thượng Hoàng, Thái y viện, Hà đê sứ,Khuyến nông sứ,...
Địa phương: cả nc chia thành 12 lộ. Đứng đầ lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ. Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản; châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã, do các xã quan đứng đầu.
Nhận xét: bộ máy quan lải vẫn như thời lý nhưng hệ thống lại được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn. Bộ máy càng chi tiết rõ ràng.
tick nhoa!!!
Đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Nó đập tan cuồng vọng xâm lược của đế chế nước ngoài,ngăn tình tràng đất nước bị chia cắt
Từ thế kỉ XVII, tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ Phương Tây, trong đó có giáo sĩ người Pháp A-Lếc-Xăng-Đơ-Rốt đã dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng việt để biên soạn và giảng giáo lý Thiên Chúa. Từ đó, chữ quốc ngữ ra đời.
Cam on ban