Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:
- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.
- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
- Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
- Hạt đang có hàm lượng nước thấp, gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. Do đó, mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt để làm tăng cường độ hô hấp của hạt, kích thích sự nảy mầm.
- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo năng lượng và vật chất liên tục trong suốt quá trình nảy mầm.
- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo sự nảy mầm của hạt.
a) Để thực hiện hoạt động: Sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của hộp bút em đã sử dụng kĩ năng đo gồm:
- Ước lượng giá trị cần đo
- Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp
- Tiến hành đo
- Đọc đúng kết quả đo
- Ghi lại kết quả đo
b) Để thực hiện hoạt động: Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa em đã sử dụng kĩ năng dự báo. Dựa vào qui luật tự nhiên là chuồn chuồn bay là là trên mặt đất sẽ thường xảy ra mưa.
Để bảo quản nông sản cần đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu. Nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide đều là các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào (với nồng độ thích hợp sẽ tăng cường hô hấp tế bào, với nồng độ không thích hợp sẽ làm ức chế hô hấp tế bào). Do đó, để bảo quản nông sản, người ta phải điều chỉnh các yếu tố này ở mức ức chế cường độ hô hấp tối đa:
- Giảm hàm lượng nước trong tế bào xuống mức tối thiểu: Giảm hàm nước lượng trong tế bào sẽ không có nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Giảm nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme xúc tác cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Tăng nồng độ khí carbon dioxide: Nồng độ khí CO2 từ 3% đến 5% sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra.
- KQ thí nghiệm: Sự đóng-mở nắp mang cá sẽ tăng dần từ khoảng nhiệt độ 26-30°C đến khoảng nhiệt độ 16-20°C và cao nhất sẽ ở khoảng nhiệt 6-10°C.
- Nhận xét: khi nhiệt độ càng giảm thì cường độ hô hấp tế bào càng tăng, do đó cơ thể cá cần nhiều O2 hơn nên sự đóng mở nắp mang tăng lên
• Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:
- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.
- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay sạch trước khi ăn).
- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại,…
• Tác dụng của các biện pháp trên:
- Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để xây dựng tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể; có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như giun, sán, ngộ độc thực phẩm,…
1. Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao em cần lưu ý:
- Hít thở đều, tìm mở ngay các cửa trong phòng giúp không khí lưu thông.
2. Không nên bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0°C vì:
- Khi bảo quản quá lạnh sẽ khí lượng nước trong tế bào bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc của tế bào, khiến khi rã đông thực phẩm sẽ mất đi độ tươi ngon và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.
3.
- Lúa, hạt đỗ, hạt lạc nên bảo quản khô do khi loại bỏ nước sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị dinh dưỡng hoặc giá trị làm giống mà con người khai thác ở nông sản này.
- Quả cà chua, rau muống, hành tây, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau cải bắp, quả cam nên bảo quản lạnh do biện pháp bảo quản lạnh vẫn giúp những nông sản này giữ được hàm lượng nước cao, vitamin và muối khoáng cao.
- Khoai tây có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp hoặc những nơi ẩm do ở những điều kiện này sẽ ức chế quá trình nảy mầm và hư hỏng của khoai tây đồng thời vẫn giữ được chất dinh dưỡng của khoai tây.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây. Bởi vì nhiệt độ không khí thì ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước của cây.
Vào lúc nắng thì nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh hơn nữa để giữ cho cay không bị đốt nóng, dẫn tới quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên
a)
- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế
- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:
+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);
+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.
+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.
+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).
+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.
- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:
b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.
c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.