Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TRƯỜNG TH ………. Lớp 5 ........ | BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) |
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
B. Kiểm tra đọc
I. Đọc hiểu (7 điểm)
Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?
A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.
Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ?
A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang
Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?
A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa
Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.
Thông tin | Trả lời |
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. | |
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. | |
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. | |
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. |
Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………
Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm
A. Tươi đẹp/ xinh đẹp
B. cánh chim/ cánh hoa
C. hạt đậu/ chim đậu trên cành
Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:
A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm
Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm) Điểm đọc thành tiếng:.........................điểm.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chắc hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương.
Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Trả lời :
Mk thi r
Nhg bn lp mấy ??
Pk ns ra thỳ ng # ms zúp đc chớ bn =))
~ Thiên mã ~
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Mở bài:
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
- Hoàn cảnh gia đình.
- Thành tích học tập.
- Lối sống.
- Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
- Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?
Kết bài:
- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Bài văn mẫu 1:
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
a. Các nhóm đồng nghĩa:
+ đỏ - điều – son
+ xanh – biếc – lục
+ trắng – bạch
+ hồng – đào
b.+ Bảng màu đen gọi là bảng đen.
+ Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
+ Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
+ Chó màu đen gọi là chó mực.
+ Quần màu đen gọi là quần thâm.
a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa : đỏ, trắng, xanh, hổng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.
- đỏ - điều - son
- trắng - bạch
- xanh - biếc - lục
- hồng - đào
b) Điền mỗi tiếng sau vào chỗ trống cho thích hợp : đen, thâm, mun, huyền, ô, mực:
- Bảng màu đen gọi là bảng đen
- Mắt màu đen gọi là mắt huyền
- Ngựa màu đen gọi là ngựa ô
- Mèo màu đen gọi là mèo mun
- Chó màu đen gọi là chó mực
- Quần màu đen gọi là quần thâm
môn j bạn
lớp mấy
mik đưa 1 số cái đề này nếu đúng thì k ko đúng lớp thì khỏi cũng đc
vật lý lớp 7
Đề bài
Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?
Chọn câu trả lời sai.
A. Vật phát ra ánh sáng.
B. Vật phải được chiếu sáng.
C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng.
D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.
Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời.
B. Mặt Trăng.
C. Ngọn nến đang cháy.
D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.
B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấv một tia sáng riêng lẻ.
C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.
D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
Câu 4. Chùm ánh sáng chiểu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:
A. song song.
B. hội tụ.
C. phân kì.
D. không song song, hội tụ hay phân kì.
Câu 5. Bóng tối là
A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.
B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. vùng tối sau vật cản.
D. phần có màu đen trên màn.
Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là
A. vùng tối.
B. vùng nửa tối.
C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.
D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.
Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:
Gương soi thường dùng có mặt gương là
A.mặt phẳng.
B. nhẵn bóng
C. mặt tạo ra ảnh.
D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.
Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 15°.
Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 90°.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?
A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.
B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.
C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.
D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.
Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được
A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.
C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.
D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
Câu 12. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống.
Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt…………………..
A. ngoài của một phần mặt cầu.
B. trong của một phần cua mặt cầu.
C. cong.
D. lồi.
Câu 13. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
A. gương phẳng B. gương cầu lồi
C. gương cầu lõm D. Tất cả đều đúng
Câu 14. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?
A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
C. Ở trước gương.
D. Ở trước gương và nhìn vào vật.
Câu 15. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
Gương cầu lõm có thể tạo ra:
A .ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. ảnh thật.
C. ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.
D. ảnh hứng được trên màn chắn.
Câu 16. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. 44° B. 46° C. 88° D. 2°
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.
D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.
Câu 18. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng
A. song song B. phân kì.
C. hội tụ. D. bất kì.
Câu 19. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:
Gương………..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song.
A. cầu lõm B. nào cũng đều
C. cầu lồi D. phẳng
Câu 20. Chùm sáng nào dưới dây là chùm sáng phân kì (Hình 5)?
A .Hình a. B. Hình c.
C. Hình b. D. Hình d.
bài này bạn vô thống kê hỏi đáp của mik để coi ảnh
anh 1 tiết
I. Choose the best answer (3 pts)
1. How far is it.............. your house............ school?
a. at/ to b. and/ to c. from/ to
2. This is......... new classmate
a. we b. our c. us
3............... is your family name, Hoa?
a. who b. what c. who
4. She lives................ her aunt and uncle
a. with b. at c. and
5. Who is the girl................ to Mrs Lien?
a. Talks b. talking c. talk
6. Where....... she from?
a. Does b. is c. will
7. What's your.............. of birth?
a. Day b. daily c. date
8................ you be free next Sunday morning?
a. will b. are c. will be
9. What....... lovely living room!
a. an b. the c. a
10. What.......... awful day!
a. the b. an c. a
11. This building is........... than that one
a. bigger b. big c. biggest
12. He................... to the post office tomorrow.
a. will go b. go c. goes
II. Supply the correct tense for the verbs in brackets (1. 5pts)
13. I (walk)........................ to school every day.
14. He (live)....................... in the countryside.
15. (Be).................... there a telephone on the table?
16. Lan and Nga (be).................... in classs 7A.
17. They (meet).................................. us tomorrow.
18. Does she (work)...................... in a hospital?
III. Make sentences from the words or the phrases provided (2 pts)
19. your/ is/ number/ what/telephone?
.................................................................
20. speak/ can/?/ I/ Van/ to/ please.
..............................................................
21. you/ free/ morning/ be/ will/ tomorrow?
.....................................................................
22. what/ expensive/ an/ dress!
...........................................
IV. Read the passage then check true or false sentence (2 pts)
Lan is 12 years old now. she will be 13 on her next birthday, May 25th. She will have a party for her birthday. She will invite some of her friends. She lives at 24 Ly Thuong Kiet Street. The party will be at her home. It will start at five o'clock in the evening and finish at nine.
23. Lan is 13 now
24. She will be 12 on her next birthday
25. The party will be at her school
26. She will not invite any friends
27. The party will start at five in the evening
28. It will finish at nine
V. Listen and fill in the missing words (1. 5pts)
Hoa is a (29)............ student in class 7C. She is from Quang Tri and her family still lives (30)................. She lives with her aunt in Hue. Hoa (31)................ lots of friends in Quang Tri. But she doesn't have any friends in Hue. many things are different. Her new school is (32)................ than her old school. Her new school is (33).............. beautiful (34)............ her old school.
Đề kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh lớp 7 số 2
Câu 1. Em hãy cho dạng đúng của động từ trong ngoặc ở mỗi câu sau. (20đ)
1. Mr Thanh...................... (be) a doctor. He.................. (work) in a hospital in the city center. Every day he.....................(catch) the bus to work.
2. What your sister....................... (do) now?
- She.................. (cook) dinner in the kitchen.
3. We.................. (not go) camping next week. We........................(visit) the museum.
4. Miss Van is a journalist. She (not write) for Lao Dong Newspaper.
She................. (write) for Nhan Dan Newspaper.
5. I'd .................. (join) your club.
Câu 2. Em hãy chọn một từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác so với những từ còn lại. (10đ)
Ví dụ: a. name b. happy c. late d. date
Trả lời: b. happy
1. a. great b. beautiful c. Teacher d. means
2. a. wet b. better c. rest d. pretty
3. a. horrible b. hour c. house d. here
4. a. party b. lovely c. sky d. empty
5. a. stove b. moment c. sometime d. close
Câu 3. Em hãy điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau. (20đ)
California is the................... (1) famous state the USA. It isn't............... (2) biggest state; that Alaska. But it.................... (3) the largest population and it's certainly the most important state................... (4) the US economy. It's richer................. (5) most countries in the world. The coast has........................ (6) of the best climates in the USA;....................... (7) is warmer and dryer than most places. Some people would also....................... (8) it's the most beautiful! But California has some............................ (9); Losangeles has one of the worst crime rates.................... (10) any US city.
Câu 4. Em hãy đăt câu hỏi phần gạch chân ở mỗi câu sau. (10đ)
1. The party wil start at seven o'clock in the morning.
..................................................................
2. I'm talking to Mrs. Nga.
.....................................................................
3. It's five kilometers from our house to the mountain.
......................................................................
4. Her family name is Tran.
...........................................................................
5. They live at 83 Son Tay Street.
.............................................................................
Câu 5. Em hãy cho đúng dạng của tính từ so sánh trong ngoặc.(20đ)
1. Minh is.......................... student in our class. (good)
2. July is.......................... than August. (hot)
3. What's.......................... day in your life? (happy)
4. These bags are....................... than those ones. (expensive)
5. That is............................ armchair I have. (comfortable)
6. Is Vietnam.......................... than Bristain? (large)
7. Living in the city is.................... than living in the countryside. (noisy)
8. What..................... moustain in Viet Nam? (high)
9. That move is..................... tan this one. (boring)
10. Who is...................... Teacher in your school? (young)
Câu 6. Em hãy viết lại mỗi câu sau bắt đầu bằng từ gợi ý sao cho nghĩa câu không đổi. (20đ)
Ví dụ: 0. My house is bigger than your house.
Your house is smaller than my house.
1. The black car is cheaper than the red car.
The red car.............................................................................
2. There is a sink, a tud and a shower in the bathroom.
The bathroom..........................................................................
3. No one in the group is taller than Trung.
Trung..................................................................................
4. Do you have a better refrigerator than this?
Is this...................................................................................
5. My house is the oldest house on the street.
No house...............................................................................
lịch sử
Câu 1: (3,5 điểm)
Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?
Câu 2: (2,5 điểm)
Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần?
Câu 3: (4 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước?
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2018 trường THCS Nguyễn Du
Nội dung
Điểm
Câu 1: Tổ chứcquân đội của nhà Trần:
-Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.
-Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
-Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
-Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.
*Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là:
-Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
-Khác nhau:
+Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
+Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
+Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
1,5
0,5
0,5
Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế:
- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy.
- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.
- Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .)
* Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần.
0,5
0,5
0,5
1
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . .
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.
* Ý nghĩa:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:
+Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
+Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn.
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Du năm 2017
I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:
A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô B. Ma- gien -lăng C. Va –xcô đờ Ga- ma D. Đi- a- xơ
Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:
A. Văn Lang B. Đại Việt C. Âu Lạc D. Đại Cồ việt
Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:
A. Ngô B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê
Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:
A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.
B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”
D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi
Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
C. Địa chủ và nông nô
D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.
Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :
A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên
Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:
A. Hà Nội B. Phú Xuân C. Thăng Long D. Đông Quan
Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:
A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ
Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?
A. Ấn Độ giáo B. Phật giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo.
Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :
A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương
B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng
C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:
A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ V TCN C. Thế kỷ V D. Thế kỉ III
Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:
A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.
B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.
C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.
D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.
Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B
A
B
1. Năm 1009
2. Năm 1042
3. Năm 968
4. Năm 979
a. Lê Hoàn lên ngôi vua
b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua
c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập
d. Ban hành luật hình thư
II. Tự luận (5 đ)
Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?
Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?
địa lý
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi câu chọn một phương án trả lời đúng
Câu 1. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc
A. châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh
C. Bắc Mĩ và châu Đại Dương
B. châu Mĩ, châu Âu
D. châu Âu, châu Mĩ
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?
A. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.
B. Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa.
C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.
D. Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
Câu 3. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. chỉ số thông minh. B. cấu tạo cơ thể.
C. hình thái bên ngoài. D. tình trạng sức khoẻ.
Câu 4. Vị trí của đới nóng
A.nằm giữa hai vòng cực Bắc Và Nam.
B.nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
C.nằm ở hai bên đường xích đạo.
D.nằm giữa chí tuyến và xích đạo.
Câu 5. Lúa nước là cây lương thực quan trọng ở vùng nào?
A.Vùng Xích đạo ẩm.
B.Các đồng bằng nhiệt đới.
C.Các đồng bằng vùng nhiệt đới gió mùa.
D.Hai bên đường Xích đạo.
Câu 6. Dân cư thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển do đây là nơi
A.sinh sống đầu tiên của con người.
B.khí hậu nóng ẩm quanh năm.
C.sản xuất nông nghiệp phát triển.
D.có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi.
Câu 7. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là
A.Nam Âu.
C.Đông Á và Đông Nam Á.
B.Tây Phi.
D.Tây và Trung Âu.
Câu 8. Môi trường Xích đạo ẩm có giới hạn
A.hai bên Xích đạo.
C.từ Xích đạo đến 50 Bắc.
B. từ Xích đạo đến 50 Nam.
D.từ 50 Bắc đến 50 Nam.
Câu 9. Đới nóng là nơi tập trung
A.một nửa dân số thế giới.
B.gần một nửa dân số thế giới.
C.hơn một nửa dân số thế giới.
D.2/3 dân số thế giới.
Câu 10. Hiện nay, châu lục có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất là
A.châu Âu.
C.châu Mĩ.
B.châu Á.
D.châu Phi.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đới nóng là
A.di dân tự do.
C.công nghiệp phát triển.
B.thiên tai.
D.bùng nổ dân số.
Câu 12. Tên các thảm thực vật từ Xích đạo đến chí tuyến của môi trường nhiệt đới là
A.hoang mạc- bán hoang mạc- rừng thưa- xavan.
B.Rừng thưa- xavan- bán hoang mạc- hoang mạc.
C.Xavan- bán hoang mạc- hoang mạc- rừng thưa.
D.Rừng thưa- hoang mạc- bán hoang mạc- xavan.
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.
Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
Câu 3 (3,0 điểm) Quan sát lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng em hãy cho biết Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào ? trình bày vị trí và đặc điểm tự nhiên cơ bản của kiểu môi trường đó.
mik chỉ gửi nhiêu đó còn lại thì bạn tự tìm