Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Đây là một câu hỏi khó và nâng cao!!!
---- Quang hợp và hô hấp trái ngược nhau ở chỗ:
+ Hô hấp hấp thụ khí O2 và thải ra khí Co2
Còn quang hợp hấp thụ khí Co2 và thải khí O2
+ Quang hợp chế tạo chất hữu cơ
Còn hô hấp phân giải chất hữu cơ
---- Tuy trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ ở chỗ:
+ Hai hiện tượng này đều dựa vào nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia.
+ Mỗi cơ thể thực vật sống đều tồn tại song song 2 hiện tượng trên. Nếu thiếu 1 trong 2 hiện tượng thì sự sống sẽ ngừng lại.
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau vì :
- Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ , tích lũy năng lượng từ \(CO_2\) và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng
- Hô hấp là quá trình sử dụng \(ô-xi\) phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể , đồng thời thải ra khí \(CO_2\) và hơi nước
Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau : Hô hấp sẽ không thực hiện được nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được nếu không có năng lượng do quá trình hô hấp giải phóng ra
- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.
+ ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
- Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.
+ Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.
Chọn D
Vì: I. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ quan hô hấp. à đúng
II. Nước là dung môi, môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp. à đúng
III. Trong cơ quan hô hấp nước càng ít, nhiệt độ càng cao thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh. à sai, trong cơ quan hô hấp, nhiệt độ được giữ khá ổn định, lượng nước làm ảnh hưởng đến độ nhớt của chất nguyên sinh chứ không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ của hô hấp.
IV. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp à đúng
Đáp án A
Mối quan hệ mà cả hai loài hợp tác chặt chẽ và cả hai bên đều có lợi là mối quan hệ cộng sinh
Chọn đáp án D
Nước:
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp nên ý 3 sai.
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
Đáp án A
Phát biểu đúng là A
B sai vì hô hấp và quang hợp có cả ở động vật và thực vật
C sai vì Các phân tử ATP được tạo ra trong pha sáng của quang hợp được sử dụng trong pha tối của quang hợp
D sai vì hô hấp là dị hóa, quang hợp là đồng hóa
Đáp án A
phân bố cá thể trong không gian của quần thể
(1) Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt
→ sai khi môi trường sống không đồng nhất
(2) Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm
→ đúng giúp các cá thể tôn tại tốt hơn trong môi trường
(3) Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
→đúng nó giúp cho các sinh vật phân bố đồng đều với các điều kiện môi trường
(4) Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
→đúng
(5) Phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ
→sai, môi trường đồng nhất và các cá thể có tính lãnh thổ cao
Những đáp án đúng: 2, 3, 4
Đáp án D
Nước:
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp nên ý 3 sai.
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
Đáp án B
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hai bên
cùng có lợi là mối quan hệ cộng sinh
được thể hiện giữa hải quỳ và cua
Trước hết, hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau:
Hô hấp
Quang hợp
Khái niệm
Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cây.
Quang hợp ở thực vật là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật (diệp lục là chính). (Là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng trong các liên kết hóa học (hóa năng) ở các hợp chất hữu cơ nhờ bộ máy quang hợp ở thực vật.)
PTTQ
C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + ATP, nhiệt,
6CO2 + 12H2O+ ASMT, Hệ sắc tố à C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Xảy ra ở
Ty thể của mọi tế bào.
Lục lạp của tế bào thực vật.
Có thể thấy, tuy hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ.
- Sản phẩm của quá trình này cung cấp nguyên liệu cho quá trình kia. Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và O2 trở thành nguyên liệu cho hô hấp. Năng lượng tạo ra qua quá trình hô hấp cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể trong đó có quang hợp. Trong 2 quá trình, đều diễn ra trên màng sinh học, với các chuỗi truyền điện tử và hệ enzim chuyển hóa. Có thể nói, quá trình này là cơ sở của quá trình kia. Hô hấp và quang hợp là hai mặt của một thể thống nhất
- Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp có ý nghĩa quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
-Hô hấp hấp thụ khí oxi và thải khí cacbonic còn quang hợp hấp thụ khí cacbonic và thải khí oxi.
-Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp lại chế tạo chất hữu cơ.
-Hô hấp và quang hợp có quan hệ chặt chẽ với nhau vì sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tường kia.Thí dụ: chất hữu cơ do quang hợp tạo ra là nguyên liệu của hô hấp; ngược lại khí cacbonic tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
-Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và nếu thiếu một trong hai hiện tượng thì sự sống dừng lại.