K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

~ Tự làm. ~
Khi trời mới tản sáng vào mùa hè, vòm trời đã sáng có màu đỏ rực. Những cơn gió đang đi dạo trên trời một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Những tia năng đầu tiên nhảy múa dưới đường phố, trông những cô cậu tia nắng rất là vui. Ánh nắng vàng lan nhanh dần, nó lan từ đông sang tây. Trên những cánh đồng trồng cây ăn quả và cây cảnh gần nhà em đã khoe dần những bông hoa nhỏ nhắn, xinh đẹp. Cảnh vật thật là yên bình, em rất muốn khung cảnh tuyệt vời này sẽ không bao giờ bị tàn phai. 

# Chúc bạn học tốt #

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 4 2018

1. Có nên học lệch?

a. Giải thích + Biểu hiện: Thế nào là học lệch? Là học thiên về một môn học nào đó, bỏ bê những môn khác. Tập trung, dành thời gian và công sức chỉ học môn học mà mình cho là quan trọng.

b. Nguyên nhân:

- Khách quan: Do chương trình nặng, cồng kềnh, học sinh không thể tải hết nhiều môn cùng lúc dẫn tới học lệch.

- Chủ quan:

+ Do định hướng của phụ huynh, gia đình, chỉ cần học các môn chính, môn quan trọng.

+ Do học sinh chỉ học những môn để thi đại học, thi tốt nghiệp. Dẫn tới học lệch theo khối, học những môn chính.

c. Tác hại:

- HS không có tri thức toàn diện, học chỉ để đối phó với kì thi, không nhằm làm giàu vốn tri thức.

- Cả xã hội chạy theo những môn học thức thời, những môn "hot", nên dẫn tới sự khuyết thiếu trong nhận thức, đạo đức và lối sống.

- Tạo nên sự mất cân bằng giữa các ngành nghề: tình trạng thừa thầy thiếu thợ, học sinh chỉ theo đuổi những môn sau này có nghề "hot", ổn định, thu nhập cao,...

d. Giải pháp:

- Giảm tải những kiến thức cồng kềnh, nặng nề.

- Phụ huynh để con tự chọn những môn học ưa thích phù hợp với khả năng.

- Học sinh học đều các môn, không nên chỉ định hướng học những môn chính, có trong kì thi.

e. Phản đề: Nếu vẫn tiếp diễn tình trạng học lệch không có sự điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây sự mất cân bằng giữa các ngành nghề và học sinh phát triển thiếu toàn diện. Ngược lại, nếu có sự điều chỉnh hợp lí, các môn học đều được coi trọng và học đều thì sẽ tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho học sinh.

g. Liên hệ bản thân: Bản thân em quan điểm như thế nào về tình trạng học lệch? Hiện tại em có đang học lệch không? Tình trạng đó xuất phát từ mong muốn và khả năng của em hay do sự định hướng, gượng ép của gia đình?

2.

(1) Buổi sớm, nắng sáng. (2) Những cánh buồm nâu trên biển được chiếu vào rực hồng như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. (3) Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. (4) Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh đèn chiếu vào sân khấu đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. (5) Chiều nắng, mát dịu.

Câu (2), (3) là câu bị động.

Chuyển thành câu chủ động:

(2) Những cánh buồm nâu trên biển có nắng chiếu vào rực hồng như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

(3) Mặt trời xế trưa có mây che lỗ đỗ.

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang...
Đọc tiếp

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên 

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức dậy sau một giấc ngủ dài. Buổi sáng, cánh đồng lúa còn cúi xuống, nặng trĩu từng bông, lá cũng đã chuyển sang màu vàng nhạt. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng sẽ khoác một tấm áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muôn nơi. Bình minh, những giọt sương mỏng manh còn e ấp đọng lại trên những lá lúa sắc nhọn. Lúc ánh mặt trời bắt đầu le lói thì những hại tròn bé tý ấy ánh lên màu vàng dịu nhẹ, hắt xuống mặt đường. Khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc bình minh hé đã bắt đầu gượng thức dậy, đung đưa khi có làn gió mát lành thổi qua. Vì sáng mai nên nắng còn nhẹ, màu vàng của lúa chưa chói chang. Cánh đồng lúa lúc ấy nhìn như một bức tranh chỉ được tô đậm bằng màu vàng, là thứ vàng hanh dịu nhẹ. Thân lúa khi chín trở nên mềm hơn, đỡ cứng cáp hơn khi thì con gái nhưng rất dẻo dai. Vì dẻo dai nó mới có thể chứa được sức nặng của bông lúa khi trĩu xuống. Người dân trong xóm em khi mùa lúa chín thường thức dậy rất sớm để ra đồng đi gặt. Nhiều bác nông dân dắt trâu ra đồng, buộc dây vào chiếc xe kéo và bắt đầu xuống gặt. Tiếng gặt lúa nghe sột soạt, phá tan đi sự yên lặng của sáng sớm. Những chú trâu màu đen dường như điểm xuyết trên nền vàng của cánh đồng lúa, khiến cho bức tranhquê hương thêm sinh động hơn. Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

4
15 tháng 9 2021

Dàn ý bài văn tả cách đồng lúa quê em

I. Mở bài

Giới thiệu cảnh định tả: Đó là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau, có một dải đất chạy dài dưới hai chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi. Ngắm cánh đồng vào buổi sáng thật là đẹp.

II. Thân bài

  • Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
  • Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thì con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp như một tấm thảm xanh.
  • Gió xuân từ trên đồi cao tràn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
  • Đây đó, xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
  • Dọc các chân đồi người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào...
  • Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ.
  • Một đến thị trấn Kim Tân trung tâm của huyện, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón thúc cho lúa.
  • Dải lụa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết lúa lại khoai, ngô, sắn, rau màu... Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống.

III. Kết bài

Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

Tỉ lệ đúng=tỉ lệ sai(=50%)

15 tháng 9 2021

.

    (Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

    2. Thân bài:

    a. Tả bao quát

    - Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

    b. Tả chi tiết

    - Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

    - Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

    - Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

    c. Quang cảnh ngày mùa

    - Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

    - Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

    - Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

    - Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

    3. Kết bài:

    - Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

    - Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

    - Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    có 1 vb miêu tả như sau   Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ...
    Đọc tiếp

    có 1 vb miêu tả như sau

       Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng ối . Tàu đu đủ chiếc lá sắn  héo lại , mở 5 cánh vàng tơi. Quả chuối  đốm quả chín vàng , nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng  như những vạt áo , đuôi áo nắng vẫy vấy. Bụi mía vàng xọng, đốt màu phấn trắng . dưới sân , rơm và thóc  vàng dòn . Quanh đó con gà con chó cũng vàng mượt . Mái nhà phủ 1 màu rơm vàng mới.  Tất cả được 1 màu vàng trù phú , đầm ấm  lạ lùng .  Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào đông .

    a) màu sắc giáng vẻ của cảnh vật , bùng lên chàn đầy sức sống nhờ 1 số từ ghép  và từ láy  háy chỉ ra từ gợi tả đó

    b) VB trên đã hình thành từ bố cục 3 phần không? Có sự liên kết của VB không? Tìm hỉu sự mạch lạc của VB

    1
    25 tháng 9 2019

    Sự mạch lạc và liên kết của đoạn văn trên Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó. Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa". Vậy đoạn văn có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.

    28 tháng 11 2021

    giúp mình vs

     

    Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mặt trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiếu loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh đọng của đàn chim lặn hẳn với chân mày.[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo...
    Đọc tiếp

    Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mặt trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiếu loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh đọng của đàn chim lặn hẳn với chân mày.

    [...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng choáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.

    Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:

    - Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.

    Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất là người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

    [...] Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tói hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy động như tiêng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.

    Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối à cảnh vật đói với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

                       (Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà Văn & Cty Nhã Nam, 2015,)

    CÂU 9: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?

    0
    Sau cơn bão Dữ dội trời lại sáng và trong em thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn. Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang...
    Đọc tiếp

    Sau cơn bão Dữ dội trời lại sáng và trong 
    em thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn. Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang cố gắng chạy theo chân gà mái mẹ xung quanh vườn mà kiếm ăn. Chú cún con chạy theo tôi từ lúc nào đang chạy nhảy loanh quanh dưới chân em, đùa giỡn vẫy đuôi không ngừng, có lẽ vì cơn mưa mà không chỉ cảnh vật mà con người ta cũng thay đổi tâm trạng. Ánh nắng đang cố len lỏi dưới từng tán lá đang còn đọng lại giọt mưa làm lấp lánh rất đẹp.

    Nhìn những hàng cây được thảo sức tắm táp dưới mưa nên hôm nay càng xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống. Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc khi bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa. Mọi người đang bắt đầu công việc với một năng lực tràn đầy nhất. Tiếng người cười nói, đi lại rộn dịp. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây, cậu bé đá banh… Thật là khung cảnh tuyệt đẹp.

    Sau cơn bão trời lại sáng, đúng vậy trời mưa làm khung cảnh thay đổi, con người cũng thay đổi theo, với em bầu trời và khung cảnh sau cơn mưa thật đẹp, mang lại cho ta một không khí trong lành sau bao ngày làm việc mệt mỏi.

    Bài đây nhé Nguyễn Thị Hương Lan

    4
    17 tháng 8 2018

    Bài Văn ngu VCL 

    17 tháng 8 2018

    Sao bạn lại nói vậy bạn không thích thì nói cho mình hoặc điểm sai nào thì nhận xét giúc mình chữ không được nói vậy nha

    Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa...
    Đọc tiếp

    Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

    a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

    (Thạch Lam)

    b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

    (Đặng Thai Mai)

    1
    8 tháng 2 2018

    a.

    - khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)

    - trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))

    - vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

    - như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)

    b.

    - với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

    2 tháng 4 2023

    có đáp án rồi à

     

    26 tháng 12 2020

    Nội dung chính của đoạn văn trên là tả quá trình cốm làng Vòng được tạo và miêu tả quang cảnh của làng Vòng khi tới cánh đồng lúa.

    Câu chứa biện pháp tu từ (BPTT): "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mà về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." BPTT so sánh ngang bằng (như)