Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2002
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2002
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng qua các năm đều cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng)
*Giải thích
-Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lúa (đất, nước, khí hậu)
-Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo,...
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện năng suất lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
Chọn: C.
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2010.
Chọn: B.
Đáp án: C
Gợi ý: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
Giải thích:
- Công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
- Áp dụng công thức:
Năng suất lúa cả nước (2000) = 32529,5/ 7666,3 = 4,24 tấn/ha = 42,4 tạ/ha.
Năng suất lúa ĐBSH (2005) = 16702,7/3945,8 = 4,23 tấn/ha = 42,3 tạ/ha.
⇒ Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2000 lần lượt là
42,4 tạ/ha và 42,3 tạ/ha.
Đáp án: B
- Công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
- Áp dụng công thức:
NS lúa cả nước (2005) = 35826,8/ 7329,2 = 4,89 tấn/ha = 48,9 tạ/ha.
NS lúa ĐBSH (2005) = 19298,5/3826,3 = 5,04 tấn/ha = 50,4 tạ/ha.
Như vậy, năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.
a) So sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).
a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).
- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).
* Giải thích
- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.
- Đồng bằng Sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Bình quân đất nông nghỉệp theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2012
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện bình quan đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2012
b) Nhận xét
- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với cả nước.
- Điều đó chứng tỏ mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng rất cao.
a) Vẽ biểu đồ
-Xử lí số liệu:
+Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước, năm 2000 và năm 2011. (Đơn vị: %)
Tính bán kính đường tròn ( r 2000 , r 2011 ) :
- Vẽ
Biểu đồ thể hiệíì quy mô và cơ cấu sản lưựng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước, năm 2000 và năm 2011
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản cao nhất cả nước, chiếm 51,9% (năm 2000) và 58,2% (năm 2011).
*Giải thích
Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản (vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá, có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang; ven biển có nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đã có mạng lưới các nhà máy chế biến thuỷ sản,...).
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1995 - 2002:
- Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều tăng liên tục.
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn cả nước.
* Giải thích
- Năng suât lúa tăng là do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái; sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc cho sản xuất lúa; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro.
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao là do đây là vùng có trình độ thâm canh lúa gạo cao nhất cả nước.