Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.
+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ
+ Âm điệu: trầm buồn.
- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”
Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.
d) Lặp cấu trúc “…vì ông”
Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.
Tham khảo:
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”
Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.
Câu | Biện pháp đối | Tác dụng |
a | “Dầu chong trắng đĩa” - “lệ tràn thấm khăn” | Tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ. |
b | “người ngoài cười nụ” - “người trong khóc thầm” | Tăng tính tương phản giữa hai trạng thái cảm xúc của con người trong cùng một không gian nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó làm cho hình ảnh đối lập này trở nên ấn tượng và nổi bật hơn với người đọc, giúp người đọc hiểu rõ về tình cảm, hoàn cảnh của các nhân vật. |
c | “nhẹ như bấc” - “nặng như chì” | Nhấn mạnh sự mâu thuẫn, phức tạp trong tình cảm và nội tâm của Thúy Kiều. Đây là hình ảnh tương phản giữa sự nhẹ nhàng, mong manh của tình duyên và sự nặng nề, gắn bó của duyên nợ. |
Tham khảo!!!
a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”
Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nêm tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.
d) Lặp cấu trúc “…vì ông”
Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.
1. Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Thân bài:
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Kết bài: Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),
- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).
- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ
(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm
(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,
(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.