Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn ơi cái này ngay trong SGK cũng có bạn chịu khó mở lại xem chứ đăng lên đây mất công lắm
3 câu tự luận sau bạn tự làm nhé!thông cảm ạ
1/
Giải thích các bước giải:
Công suất cho ta biết công sinh ra trong 1 đơn vị thời gian.
Công thức: P = A/t
Trong đó: - P là công suất (W)
- A là công sinh ra (J)
- t là thời gian sinh công (s)
Con số 2000W cho ta biết mỗi giây một máy sinh ra 1 công có độ lớn là 2000J.
2/
Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Thế năng
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Động năng
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
3/
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất :
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
4/
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
5/
Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật tăng ( do các phân tử chuyển động càng nhanh )
Khi nhiệt độ giảm thì nhiệt năng của vật giảm ( do các phân tử chuyển động càng giảm khi lạnh đi )
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật, như vậy các phân tử chuyển động nhanh/chậm khi nhiệt độ cao/ thấp sẽ ảnh hưởng đến nhiệt năng của vật.
6/
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.Ví dụ:- Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.- Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lò
Mấu câu mình không làm là do trong SGK có sẵn bạn mở lại nhé!
Câu 5 :
Công của lực kéo là
\(A=F.s=75000.200=15000000\left(J\right)\)
Câu 6 :
Độ cao mà thùng hàng nâng lên là
\(h=\dfrac{A}{F}=\dfrac{3500}{700}=5\left(m\right)\)
Câu 7 :
Công của con bò là
\(A=F.s=800.500=400000\left(J\right)\)
Công suất của con bò là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{400000}{150}=2666,6666\left(W\right)\)
Câu1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? Hãy chon câu đúng nhất.
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi .
B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn .
C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng.
D. Các câu A,B,C đều đúng.
Câu 2: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Viên gạch được ném lên tầng trên.
C. Con cua đang bò trên mặt đất.
D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 3 . Trong các vật sau đây vật nào có động năng ?
A. Nước chảy trên cao xuống.
B. Quả bóng trên quầy hàng.
C. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
D. Quả táo trên cây.
Câu 4. Công thức tính công suất là: \(P=\dfrac{A}{t}\)
A. P = F/v
B. P = A.t
C. P = A t
D. Cả A và C
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ?
A. Chuyển động không ngừng.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 6: Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm.
A. Thể tích
B.Trọng lượng
C.Nhiệt độ.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 7: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
B. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dẫn nên co lại
C. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
Câu 8: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: D
Cau 7: B
Câu 8: A
Vật có cơ năng khi vât có khả năng thực hiện công.
Khi cơ năng của vật được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất (hoặc so với vị trí khác được chọn làm điểm mốc) ta nói vật có thế năng trọng trường.
Thế năng đàn hồi có khi vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Động năng là cơ năng của vật phụ thuộc vào chuyển động mà có
Vì một vật có thể vừa có cơ năng thì có thể vừa thế năng vừa có động năng (hoặc một trong hai) nên cơ năng của một vật tằng tổng động năng và thế năng của nó/
VD : Quạt đang quay trên trần nhà.
Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng của vật và độ sao của vật so với mặt đất.
Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
- Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
- Thế năng là một dạng năng lượng khác tồn tại khi vật đang ở một độ cao nào đó
- Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
- Một máy bay đang bay trên cao, máy bay có độ cao nên có thế năng, đồng thời nó có vận tốc nên cũng có động năng.
Tham khảo
Câu 4: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Có hai dạng cơ năng: động năng và thế năng.
+ Động năng.
Ví dụ: Một quả bi-a số 1 đang chuyển động, khi nó va vào một quả bi-a khác thì nó thực hiện công làm quả bi - a đó dịch chuyển, ta nói quả bi-a số 1 có động năng.
Câu 5:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lực liên kết giữa các phân tử:
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất rắn mạnh
Tham khảo
câu 4 : Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
cơ năng có 2 dạng : thế năng và động năng
Tham Khảo
Câu 1:
Cơ năng là một đại lượng được dùng để chỉ khả năng sản sinh công của một vật. Khi vật có khả năng sinh công lớn thì cơ năng của vật đó lại càng lớn. Cơ năng là tổng thể của động năng và thế năng; là sự kết hợp của chuyển động và vị trí của vật thể.
Cơ năng có 2 dạng chính là động năng và thế năng. Trong đó: – Cơ năng của vật khi ở một độ cao nhất định gọi là thế năng.
Câu 2:
· Ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà nó có khả năng thực hiện được càng lớn nghĩa là thế năng của vật càng lớn. Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất. Vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0 Vật có khối lượng càng lớn thì có thế năng càng lớn.
Câu 3:
· . Khái niệm về công suất Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy và được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Tham khảo :
câu 1 :
Cơ năng là khái niệm được dùng để chỉ khả năng sản sinh công của một vật. Khi vật có khả năng sinh ra công càng lớn thì cơ năng của vật đó càng lớn. Đơn vị của cơ năng là Jun (J). Cơ năng được chia làm hai dạng đó là thế năng và động năng.
câu 2:
Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. - Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. - Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0.
câu 3 :
– Khái niệm: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. – Công thức tính công suất: – Cũng có thể nói công suất của một lực đo tốc độ sinh công của lực đó