K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Câu hỏi:Những câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ,hãy sữa lại cho đúng

a/ Chúng ta cố gắng học tập tiến bộ không ngừng nghĩ

=> Lỗi: thiếu quan hệ từ

=> Sửa:thêm từ ''nên''

Chúng ta cố gắng nên học tập tiến bộ không ngừng nghĩ

b/Tuy miệng nói như vậy nên bụng ông cũng rối bời lên

=> Lỗi: dùng quan hệ từ ko thích hợp về nghĩa

=> sửa: nên --> nhưng

c/Cây xanh rất có ích để nó làm sạch,đẹp môi trường

=> Lỗi: dùng quan hệ từ ko thích hợp về nghĩa

=> Sửa: để --> vì

15 tháng 11 2018

Câu hỏi:Những câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ,hãy sữa lại cho đúng

a/ Chúng ta cố gắng học tập tiến bộ không ngừng nghĩ

b/Tuy miệng nói như vậy nên=> nhưng bụng ông cũng rối bời lên

c/Cây xanh rất có ích để=> vì nó làm sạch,đẹp môi trường

18 tháng 2 2019

- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu bọ phá hoại mùa màng.

14 tháng 11 2021

C.ơn bn nhiều nhé

14 tháng 12 2016

1) Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ

Có 3 kiểu điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Tác dụng: Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm

2)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

3) Tuy gia đình bạn Tâm khó khăn nhưng bạn vẫn vươn lên học tốt.

15 tháng 12 2016

1. Điệp ngữ là gì?

Điệp ngữ hay Điệp từ – là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp từ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Có bao nhiêu kiểu điệp ngữ?

- Có 3 kiểu điệp ngữ

+) Điệp ngữ cách quãng

+) Điệp ngữ nối tiếp

+) Điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )

Chỉ và nêu ra tác dụng điệp ngữ của câu thơ " Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" ( Cảnh khuya-Hồ Chí Minh).

- Điệp ngữ : Lồng - điệp ngữ cách quãng

- Tác dụng : Tạo ra 1 khung cảnh thiên nhiên có sự hòa hợp, đan xen vào nhau .

2,Cảm nghĩ về bài " Bánh trôi nước" ( tác giả Hồ Xuân Hương)

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước – loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người – người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

3,Đặt một câu với quan hệ từ "Tuy...nhưng..." để nói về sự cố gắng( không cố gắng) vươn lên trong học tập của ai đó.

=> Tuy Nam đã cố gắng học tập nhưng thành tích của cậu vẫn ở vị trí trung bình .

 

17 tháng 11 2018

Câu hỏi:Những câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ,hãy sửa lại cho đúng

a/Nhìn thấy tôi , nó cười tôi rất tươi

=> Lỗi: Thiếu quan hệ từ

=> Sửa: nó cười với tôi rất tươi

b/Bạn ấy có thể giúp em trong học tập để bạn ấy học giỏi

=> Lỗi: Dùng quan hệ từ ko thik hợp về nghĩa

=> Sửa: để --> vì

c/Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

=> Lỗi: Dùng quan hệ từ ko thik hợp về nghĩa

=> Sửa: nên --> thì

17 tháng 11 2018

a, Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi

- lỗi sai : câu trên thiếu quan hệ từ

- sửa : thêm quan hệ từ " với " vào sau từ cười

=> Nhìn thấy tôi ,nó cười với tôi rất tươi

b,Bạn ấy có thể giúp em trong học tập để bạn ấy học giỏi

- lỗi sai : câu trên dùng sai quan hệ từ " để "

-sửa : thay quan hệ từ "để" -> " vì "

=> câu mới : Bạn ấy có thể giúp em trong học tập vì bạn ấy học giỏi

c, Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

-lỗi sai : dùng quan hệ từ ko thích hợp về nghĩa

- sửa : có thể bỏ từ "nếu" thay bằng từ "vì"

=> câu mới : vì chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

Hoặc có thể thay từ " nên" bằng từ "thì" cũng được

=> câu mới : Nếu chúng ta không biết cách học thì chúng ta không tiến bộ

*lưu ý : ở câu c chỉ dc chọn 1 trong 2 ko dc chọn cả hai cái để lm sẽ sai đó

nếu bn thấy đúng tick giùm mk nha!!!!!!hehe

17 tháng 10 2016

a/ Thiếu QHT.

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng (thêm từ "ở")

b/ Thừa QHT.

Sửa: Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (bỏ từ "qua" đầu câu)

c/ Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa.

Sửa:  Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng (bỏ "để" thay bằng "vì")

18 tháng 10 2016

đúng rùi đó các bn cug hok vnen ak !

 

 

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là

tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”

(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!

Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn

0
17 tháng 4 2017

Chọn C

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang