****** NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA********
Tặng các bạn đọc một câu chuyện nhỏ vì đã an ủi mình nhé! Cảm ơn các bạn nhiều ạ!
ĐÁM TANG NGÀI " TÔI KHÔNG THỂ''
Lớp học của Donna cũng giống như những phòng học cấp 1 mà tôi thường thấy. Các học sinh ngồi thành 4 dãy, mỗi dãy 6 bàn. Bàn giáo viên đặt phía trước đối diện bàn học sinh. Nhưng dường như có gì đó khác lạ vào ngày đầu tiên tôi bước vào lớp. Có vẻ như một cảm giác thích thú vô hình đang bao trùm khắp lớp.
Donna là một cô giáo lão thành, chỉ 2 năm nữa sẽ về hưu. Cô tình nguyện tham gia chương trình do tôi tổ chức – một chương trình tập trung vào các ý tưởng ngôn ngữ giúp học sinh cảm thấy tự tin. Donna sẽ tiến hành các buổi huấn luyện và việc của tôi là đến thăm các lớp học cũng như khích lệ hoạt động của chương trình.
Tôi ngồi cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang viết ra những suy nghĩ của mình. Cô bé 10 tuổi ngồi gần tôi nhất đang viết những câu “Tôi không thể… “.
“Tôi không thể học đứng đầu lớp được. ”
“Tôi không thể dậy sớm để tập thể dục. “…
Em đã viết được hơn nửa trang giấy và vẫn chưa muốn bỏ bút xuống. Tôi đi dọc theo các hàng ghế, em nào cũng cặm cụi viết ra những thứ chúng không thể làm được.
“Tôi không thể sử dụng máy tính thành thạo. ”
“Tôi không thể nhịn đói được. ”
“Tôi không thể ở nhà một mình được. “…
Lúc này thì tôi tò mò thật sự. Tôi quyết định hỏi cô giáo xem chuyện gì đang xảy ra. Đến gần, tôi thấy cô cũng đang bận viết lách…
“Tôi không thể gọi mẹ của John đến dự buổi họp phụ huynh học sinh. ”
“Tôi không thể bắt Alan dùng lời lẽ thay vì dùng nắm đấm. “…
Không thể hiểu tại sao cả cô và trò đều viết những câu tiêu cực, thay vì những câu tích cực như “Tôi có thể”, tôi đành quay lại ghế ngồi và tiếp tục quan sát.
Donna hướng dẫn các học trò mang những tờ giấy đã viết cho vào một cái hộp có cả tờ giấy của cô. Rồi cô cầm chiếc hộp cùng các học sinh đi ra ngoài. Tôi cũng đi theo. Đến phòng bảo vệ, Donna đi vào và lấy ra một cái xẻng. Cô dẫn các học sinh đến góc xa nhất của sân chơi và họ đào đất. Chiếc hộp “Tôi không thể” được đặt xuống đáy hố và nhanh chóng bị lấp lại.
31 đứa trẻ tay trong tay làm thành một vòng tròn quanh nấm mộ vừa được chôn. Chúng cúi đầu nghe Donna đọc điếu văn. Mỗi đứa đều có ít nhất một tờ “Tôi không thể” dưới nấm mộ ấy. Cả cô giáo cũng vậy.
“Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta quây quần ở đây để tưởng nhớ đến Ngài “Tôi không thể”. Ngài đã có ít nhiều ảnh hưởng đến chúng ta. Tên của Ngài luôn được thốt ra ở mọi nơi: trường học, hội đồng thành phố và ngay cả tòa nhà chính phủ…
Hôm nay, chúng ta tiễn đưa Ngài “Tôi không thể” đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ngài đã ra đi và để lại những người bạn cho chúng ta: đó là người bạn “Tôi có thể”, “Tôi sẽ” và “Ngay bây giờ tôi sẽ”. Họ không được nổi tiếng và dĩ nhiên là họ chưa mạnh mẽ, đầy quyền lực, nhưng đến một ngày nào đó nhờ các bạn mà họ sẽ trở nên nổi bật hơn. Xin Ngài “Tôi không thể” hãy an giấc nghìn thu và những người có mặt nơi đây hãy tiếp tục can đảm sống mà không có ông ấy”.
Cả tôi và bọn trẻ đều biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay – một kỷ niệm sẽ ăn sâu vào tâm thức và tiềm thức của chúng tôi mãi mãi.
Dona cắt một mảnh giấy lớn làm bia mộ, tấm bia bằng giấy ấy đuợc ghi :
TÔI KHÔNG THỂ
AN GIẤC NGÀN THU
10/6/1998
Tấm bia được treo ở lớp đến hết năm học. Thỉnh thoảng cũng có học sinh quên và nói “Tôi không thể… “, Donna đơn giản chỉ vào tờ bia mộ, thế là học sinh đó chợt nhớ rằng cụm từ “Tôi không thể” đã chết và phải nói câu khác.
Giờ đây, đã qua nhiều năm, nhưng mỗi khi nghe cụm từ “Tôi không thể”, tôi lại thấy hình ảnh đám tang được tổ chức năm ấy và nhớ rằng “Tôi không thể” đã chết.
Câu 1:
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: bốn ngọn nến cùng thì thầm nói chuyện với nhau trong căn phòng tối
- Biện pháp điệp cấu trúc "Tôi là hiện thân của..."
Câu 2:
Em hiểu lời thì thầm của ngọn nến thứ nhất là: ngọn nến thứ nhất đang ngầm khẳng định tầm quan trọng của bản thân và cũng là tầm quan trọng của hòa bình trên thế giới. Nếu hòa bình không được thiết lập, thế giới sẽ xảy chiến tranh khủng hoảng loạn lạc muôn nơi đến cuối cùng con người chính là người gánh vác mọi hậu quả tồi tệ nhất của chiến tranh. Hòa bình chính là một phước lành mà mỗi chúng ta cần trân trọng và gìn giữ. Được sống trong hòa bình chính là may mắn lớn nhất của nhân loại.
Câu 3:
Em hiểu lời thì thầm của ngọn nến thứ hai là: ngọn nến thứ hai đang nhấn mạnh vai trò của mình đồng thời là gián tiếp khẳng định tầm quan trọng của lòng trung thành. Người có lòng trung thành sẽ được trân trọng và tin tưởng giao cho những trọng trắc lớn lao. Và trung thành chính là phẩm chất mỗi con người phải có nếu muốn tiến xa hơn trong cuộc sống.
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được là: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng đánh mất hi vọng và niềm tin
- Hi vọng thắp sáng niềm tin dẫn lối cho chúng ta đi đúng đường
- Hi vọng và niềm tin vực dậy tinh thần cho ta trong những giây phút khó khăn nhất để ta tiếp tục tiến bước trên con đường mình đã chọn
- Hi vọng và niềm tin giúp chúng ta có một cái nhìn tích cực hơn về đoạn đường phía trước tạo động lực cho ta cố gắng mỗi ngày.